Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

Bài 2-Thông tin và dữ liệu

 1. Khái niệm thông tin và dữ liệu

     - Thông tin là những hiểu biết có thể có được về một thưc thể nào đó, được gọi là thông tin về thực thể đó.

     - Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.

2. Đơn vị đo lượng thông tin

     - Đơn vị cơ bản dùng để đo lượng thông tin là bit

     - Đơn vị đo lượng thông tin lớn hơn bit là Byte (1 Byte = 8 bits)  

    - Thuật ngữ bit được dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong 2 kí hiệu là 0 và 1.

     - Các đơn vị đo lượng thông tin thường dùng:

Kí hiệu

Đọc là

Độ lớn

KB

Ki-lo-bai

1024 byte

MB

Mê-ga-bai

1024 KB

GB

Gi-ga-bai

1024 MB

TB

Tê-ra-bai

1024 GB

PB

Pê-ta-bai

1024 TB

3. Các dạng thông tin

Thông tin có 2 loại:

a).Loại số: số nguyên, số thức,…

b).Loại phi số: có 3 dạng:

      -Dạng văn bản

      -Dạng hình ảnh

      -Dạng âm thanh

4. Mã hóa thông tin trong máy tính

      -Thông tin khi đưa vào máy tính phải được mã hóa thành dạng bit để máy tính hiểu và xử lí được.

     - Để mã hóa thông tin dạng văn bản ta dùng các bộ mã sau:

         +Bộ mã ASCII dùng 1 byte để mã hóa: Mã hóa được 28 = 256 kí tự

         +Bộ mã Unicode dùng 2 byte để mã hóa: Mã hóa được 216 = 65536 kí tự



5. Biểu diễn thông tin trong máy tính

a. Thông tin loại số

Hệ đếm

      - Hệ thập phân: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

          + Biểu diễn: 525 = 5 x 102 + 2 x 101 + 5 x 100

* Các hệ đếm thường dùng trong tin học

      - Hệ nhị phân: 0, 1

          + Biểu diễn: 1012 = 1 x 22 + 0 x 21 + 1 x 20 = 510

      - Hệ cơ số mười sáu: 0, 1, …, 9, A, B, …, F

          +Biểu diễn: 1BE16 = 1 x 162 + B x 161 + E x 160

                                      = 1 x 162 + 11 x 161 + 14 x 160 = 44610

* Biểu diễn số nguyên

     -Dùng 1 byte (8 bits) biểu diễn số nguyên không dấu trong phạm vi từ 0 đến 255

     -Dùng 1 byte (8 bits) biểu diễn số nguyên có dấu trong phạm vi từ -127 đến 127. Bit cao nhất (bên trái) là bít dấu, với quy ước 1 là dấu âm, 0 là dấu dương và 7 bits còn lại biểu diễn giá trị tuyệt đối của số viết dưới dạng nhị phân.

* Biểu diễn số thực

      Mọi số thực đều có thể được biểu diễn dưới dạng  ± M x 10 ± K Trong đó:

          + 0,1 ≤ M < 1, M là phần định trị

          + K gọi là phần bậc

          Ví dụ 1: 13456,25 = 0.1345625 x 105

          Ví dụ 2: 0,007 = 0.7x 10-2

b. Thông tin loại phi số

      -Văn bản

      -Các dạng khác

• Nguyên lí mã hóa nhị phân

Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,… Khi đưa vào máy tính, chúng đều biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.


Bài đăng phổ biến

Bài đăng nổi bật

Thực hành tin học 10-Sách Kết nối tri thức, Bài thực hành số 16-Vẽ miếng dưa hấu có văn bản

Yêu cầu: Vẽ miếng dưa hấu như hình 14.7. Đây là phần luyện tập câu 3, sgk tin học 10 trang 81 (sách Kết nối tri thức).

Học Online!

-Học sinh nộp bài
-Học sinh xem điểm
-Video bài giảng lý thuyết
-Học sinh làm việc theo nhóm
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Học sinh làm bài trắc nghiệm Online
-Video hướng dẫn làm bài tập thực hành

Tin học 10-kntt

-Kiểm tra tin học 10 - kntt
-Lý thuyết tin học 10 - kntt
-Thực hành tin học 10 - kntt
-Trắc nghiệm tin học 10 - kntt
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Gợi ý trả lời sgk tin học 10 - kntt
-Bài giảng điện tử tin học 10 - kntt

Tin học 11, 12, TN-12

-Tốt nghiệp THPT
-Lý thuyết Python cơ bản
-Lý thuyết tin học 12
-Thực hành Python cơ bản
-Thực hành tin học 12
-Trắc nghiệm Python cơ bản
-Trắc nghiệm tin học 12

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook