Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

Bài 3-Giới thiệu Microsoft Access

 1. Phần mềm Microsoft Accesss

     Phần mềm Microsoft Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu nằm trong bộ phần mềm Microsoft Office của hãng Microsoft dành cho máy tính cá nhân và máy tính trong mạng cục bộ.

2. Khả năng của Access

a) Access có những khả năng nào?

     Cung cấp công cụ tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu.

b) Ví dụ

     Bài toán quản lí học sinh của một lớp học. Giúp giáo viên quản lí học sinh lớp, cập nhật thông tin, tính điểm trung bình môn, …

3. Các đối tượng chính của Access

a) Các loại đối tượng chính của Access

     -Bảng (Table): Dùng để lưu dữ liệu.

     -Mẫu hỏi (Query): Dùng để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu xác định từ một hoặc nhiều bảng

     -Biểu mẫu (Form): Giúp tạo giao diện thuận tiện cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin

     -Báo cáo (Report): Được thiết kế để định dạng, tính toán, tổng hợp các dữ liệu được chọn và in ra

b) Ví dụ

     Cơ sở dữ liệu ″Quản lí học sinh″ có thể gồm:

     -Bảng:

         +HOC_SINH

     -Biểu mẫu:

         +Nhap HS: dùng để cập nhật thông tin về học sinh

         +Nhap Diem: dùng để cập nhật điểm trung bình môn của học sinh

     -Một số mẫu hỏi: để xem thông tin của một học sinh hay cả lớp theo điều kiện nào đó.

     -Một số báo cáo: xem và in ra bảng điểm môn Tin học, danh sách đoàn viên, thống kê điểm số, …

     *Lưu ý: mỗi đối tượng được Access quản lí dưới một tên, tên của đối tượng được tạo bởi các chữ cái, chữ số và có thể có dấu cách

Ví dụ HOC_SINH, Nhap HS, …

4. Một số thao tác cơ bản

a) Khởi động Access

     +Cách 1: Start → All Programs → Microsoft Office → Microsoft Access 2010

     +Cách 2: Nháy đúp vào biểu tượng Microsoft Access trên màn hình.

Khi đó màn hình làm việc của Access có dạng:

b) Tạo cơ sở dữ liệu mới

     -Nháy đúp chuột vào Blank database

-Chọn File à Save Database As

-Chọn Yes

-Chọn ổ đĩa lưu cơ sở dữ liệu

     -Dòng File name: Đặt tên cho cơ sở dữ liệu

     -Nháy nút Save để lưu cơ sở dữ liệu

-Khi đó màn hình cơ sở dữ liệu còn trống, chưa có đối tượng nào


c) Mở cơ sở dữ liệu đã có

     -Chọn lệnh FileOpen → tìm và nháy đúp vào tên CSDL cần mở

*Chú ý: Tại mỗi thời điểm Access chỉ làm việc với một CSDL.

d) Kết thúc phiên làm việc với Access

     -Chọn FileExit hoặc nháy vào nút X ở góc trên bên phải màn hình

5. Làm việc với các đối tượng

a) Chế độ làm việc với các đối tượng

     -Chế độ thiết kế (Design View): tạo mới hoặc thay đổi cấu trúc bảng, mẫu hỏi, thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo.

     -Chế độ trang dữ liệu (Datasheet View): hiển thị dữ liệu dạng bảng, cho phép xem, xoá hoặc thay đổi các dữ liệu đã có.

b) Tạo đối tượng mới

     -Dùng các mẫu dựng sẵn (wizard-thuật sĩ))

     -Người dùng tự thiết kế

     *Thuật sĩ (wizard): là chương trình hướng dẫn từng bước giúp tạo các đối tượng CSDL từ các mẫu dựng sẵn

c) Mở đối tượng

     -Trong cửa sổ của loại đối tượng tương ứng, nháy đúp lên tên của đối tượng để mở nó.

Bài đăng phổ biến

Bài đăng nổi bật

Thực hành tin học 10-Sách Kết nối tri thức, Bài thực hành số 16-Vẽ miếng dưa hấu có văn bản

Yêu cầu: Vẽ miếng dưa hấu như hình 14.7. Đây là phần luyện tập câu 3, sgk tin học 10 trang 81 (sách Kết nối tri thức).

Học Online!

-Học sinh nộp bài
-Học sinh xem điểm
-Video bài giảng lý thuyết
-Học sinh làm việc theo nhóm
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Học sinh làm bài trắc nghiệm Online
-Video hướng dẫn làm bài tập thực hành

Tin học 10-kntt

-Kiểm tra tin học 10 - kntt
-Lý thuyết tin học 10 - kntt
-Thực hành tin học 10 - kntt
-Trắc nghiệm tin học 10 - kntt
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Gợi ý trả lời sgk tin học 10 - kntt
-Bài giảng điện tử tin học 10 - kntt

Tin học 11, 12, TN-12

-Tốt nghiệp THPT
-Lý thuyết Python cơ bản
-Lý thuyết tin học 12
-Thực hành Python cơ bản
-Thực hành tin học 12
-Trắc nghiệm Python cơ bản
-Trắc nghiệm tin học 12

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook