Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

Bài 5-Truy vấn dữ liệu (Tin 12)

 1. Các khái niệm

a) Mẫu hỏi

Mẫu hỏi thường được sử dụng để:

     -Sắp xếp các bản ghi

     -Chọn các bản ghi thỏa mãn các điều kiện cho trước

     -Chọn các trường để hiển thị

     -Thực hiện tính toán: tính trung bình cộng, tính tổng, ….

     -Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng hoặc mẫu hỏi khác

b) Biểu thức

-Các phép toán thường dùng:

   + Phép toán số học: +,-,∗,/

   + Phép toán so sánh: <, >, <=,>=,=,<>

   + Phép toán Lôgic: AND, OR, NOT

-Toán hạng trong các biểu thức có thể là:

   + Tên trường: (đóng vai trò các biến) được ghi trong dấu ngoặc vuông. Ví dụ: [TOAN], [LUONG]

   + Hằng số, ví dụ: 0.1; 1000000,…

   + Hằng văn bản, được viết trong dấu nháy kép, ví dụ: "Nam", "Nữ",…

   + Hàm: (sum, avg, …)

-Biểu thức số học được sử dụng để mô tả các trường tính toán trong mẫu hỏi

-Biểu thức logic được sử dụng trong các trường hợp sau:

     +Thiết lập bộ lọc cho bảng

     +Thiết lập điều kiện lọc để tạo mẫu hỏi

c) Các hàm

     SUM: Tính tổng

     AVG: Tính giá trị trung bình

     MIN: Tìm giá trị nhỏ nhất

     MAX: Tìm giá trị lớn nhất

     COUNT: Đếm các ô khác rỗng

     *Lưu ý: bốn hàm đầu tiên chỉ thực hiên trên kiểu dữ liệu số.

2. Tạo mẫu hỏi (bằng cách tự thiết kế)

     -Nháy Create rồi nháy Query Design

    -Trong cửa sổ Show Table, nháy đúp vào tên bảng, nháy nút Close để đóng cửa sổ Show Table

    -Trong cửa sổ thiết kế, nháy đúp vào tên các trường muốn đưa vào mẫu hỏi

    -Trong vùng lưới của mẫu hỏi có các hàng có ý nghĩa như sau:

             +Field: Khai báo tên các trường được chọn.

             +Table: Tên bảng chứa trường tương ứng.

             +Sort: Xác định (các) trường cần sắp xếp.

             +Show: Xác định (các) trường xuất hiện trong mẫu hỏi.

           +Criteria: Mô tả điều kiện để chọn các bản ghi đưa vào mẫu hỏi. Các điều kiện được viết dưới dạng biểu thức lôgic.

    -Khi đang ở chế độ thiết kế, ta có thể xem kết quả mẫu hỏi bằng cách nháy vào nút Run

3. Ví dụ áp dụng

      -Mở CSDL QuanLi_HS

      -Nháy Create, nháy Query Design

    -Trong cửa sổ Show Table, nháy đúp vào tên bảng HOC_SINH

    -Nháy nút Close để đóng cửa sổ Show Table

        -Nháy đúp chuột vào các trường MaSo, HoDem, Ten, Toan, Li, Hoa, Van, Tin

       -Trên dòng Criteria, tại các cột Toan, Li, Hoa, Van, Tin nhập vào >=6.5 như hình bên dưới:

    -Nháy chuột vào Run để xem kết quả


Bài đăng phổ biến

Bài đăng nổi bật

Thực hành tin học 10-Sách Kết nối tri thức, Bài thực hành số 16-Vẽ miếng dưa hấu có văn bản

Yêu cầu: Vẽ miếng dưa hấu như hình 14.7. Đây là phần luyện tập câu 3, sgk tin học 10 trang 81 (sách Kết nối tri thức).

Học Online!

-Học sinh nộp bài
-Học sinh xem điểm
-Video bài giảng lý thuyết
-Học sinh làm việc theo nhóm
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Học sinh làm bài trắc nghiệm Online
-Video hướng dẫn làm bài tập thực hành

Tin học 10-kntt

-Kiểm tra tin học 10 - kntt
-Lý thuyết tin học 10 - kntt
-Thực hành tin học 10 - kntt
-Trắc nghiệm tin học 10 - kntt
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Gợi ý trả lời sgk tin học 10 - kntt
-Bài giảng điện tử tin học 10 - kntt

Tin học 11, 12, TN-12

-Tốt nghiệp THPT
-Lý thuyết Python cơ bản
-Lý thuyết tin học 12
-Thực hành Python cơ bản
-Thực hành tin học 12
-Trắc nghiệm Python cơ bản
-Trắc nghiệm tin học 12

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook