Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

BÀI 9 - TẠO DANH SÁCH, BẢNG (KNTT - CS & ICT)

Bài 9 - Tạo danh sách, bảng (kntt)  Đây là bài soạn lý thuyết tin học 12 - sách Kết nối tri thức. Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (cs) và Tin học ứng dụng (ict). Quý Thầy Cô và các em học sinh truy cập để làm tài liệu tham khảo nhé. Chúc Thầy Cô dạy tốt, chúc các em học sinh học giỏi.


 Danh sách trong html cho phép nhóm và liệt kê tập hợp các mục tương tự nhau thành một danh sách để hiển thị. Các dạng danh sách trong html cơ bản gồm: danh sách không có thứ tự, danh sách có thứ tựdanh sách mô tả. Có thể tạo danh sách lồng nhau.
 Trong danh sách các mục được hiển thị tuần tự, kí tự đầu dòng có thể là một số, chữ, dấu, ký hiệu hoặc hình ảnh. Cấu trúc của đoạn mã html tạo danh sách như sau:

Để tạo danh sách có thứ tự, dùng cặp thẻ <ol></ol>. Để chọn kiểu đánh thứ tự và giá trị bắt đầu, dùng thuộc tính typestart (Hình 9.12):
- type: xác định kiểu đánh số. Các kiểu đánh số là: “1”,”A”,”a”,”I” và “i”.
- start: xác định giá trị bắt đầu đánh số, nhận giá trị là các số thực.

Để tạo danh sách không có thứ tự, dùng cặp thẻ <ul></ul>. Để chọn ký tự đầu dòng, ta thiết lập giá trị của đặc tính list-style-type trong thuộc tính style bằng một trong 4 giá trị disc, circle, squarenone. Hình 9.2 mô tả ví dụ một danh sách dùng hình vuông làm ký tự đầu dòng và kết quả.

 Danh sách mô tả dùng để liệt kê các mục kèm với mô tả cho từng mục. Cấu trúc của đoạn mã tạo danh sách mô tả khác cấu trúc của đoạn mã tạo danh sách có hoặc không có thứ tự. Để tạo danh sách mô tả em dùng ba thẻ <dl<, <dt>>dd>:
Lưu ý: Ta có thể tạo ra các danh sách lồng nhau bằng cách để một danh sách là một mục của một danh sách khác (bằng cách đặt danh sách đó bên trong cụm thẻ <li></li> của mục tương ứng).
 Phần tử bảng được dùng khi ta cần thêm dữ liệu có thể sắp xếp dưới dạng hàng và cột vào trang web. Dữ liệu trong bảng có thể là bất kỳ loại thông tin nào, không nhất thiết là dạng số. Bảng là công cụ để tạo ra các bố cục nhiều cột hoặc phân bố nội dung và các khoảng trắng. Chính vì vậy, độ phức tạp của bảng từng là thước đo giá trị thiết kế trang web. Tuy nhiên, sử dụng bảng tạo bố cục tương đối phức tạp nên người ta thường sử dụng CSS để tạo bố cục, nội dung này được trình bày ở các bài sau.
Bảng được tạo từ các hàng, mỗi hàng gồm các ô dữ liệu. Hàng đầu tiên có thể là hàng tiêu đề. Ngôn ngữ HTML xây dựng bảng từ các thành phần tương ứng như trên. Các thành phần lần lượt được định nghĩa bởi các thẻ <table>- tạo bảng, <tr>- tạo hàng, <td>- tạo các ô dữ liệu và <th>- tạo ô tiêu đề.
 Hình 9.4 mô tả đoạn mã html tạo một bảng bằng các thẻ trên (theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải) và bảng kết quả thu được.
 Bảng trong Hình 9.4 có thể được định dạng thêm để đẹp và dễ đọc hơn bằng cách chỉnh các thuộc tính của bảng. Các định dạng cơ bản bao gồm: thêm tiêu đề cho bảng, tạo khung bảng, điều chỉnh kích thước hàng/ cột/ ô và gộp ô.

Thêm tiêu đề: sử dụng thẻ <caption>, ngay sau thẻ <table> và trước thẻ <tr> đầu tiên.

Tạo khung bảng: Trong HTML5, độ dày khung được thiết lập cho viền khung bảng hoặc khung của từng ô bằng thuộc tính con border của thuộc tính style có giá trị là một bộ ba thuộc tính nhỏ hơn sau:

trong đó, ba thuộc tính cách nhau bởi dấu cách, hai thuộc tính đầu là bắt buộc; thuộc tính kiểu_viền có thể nhận một trong bốn giá trị (solid, dotted, double, none), còn thuộc tính màu_viền mặc định là màu đen và có thể bỏ qua.

Điều chỉnh kích thước: Sử dụng đặc tính con widthheight của thuộc tính style. Kích thước được đặt có thể là theo tỷ lệ với khối bao ngoài đối tượng (%) hoặc theo số điểm ảnh (px).

Lưu ý: Không nên sử dụng kích thước theo px do các thiết bị hiển thị có sự khác nhau về kích thước và số điểm ảnh có thể dẫn đến bảng không hiển thị đúng như mong đợi.

Gộp ô: Sử dụng thuộc tính rowspan (cho hàng) và colspan (cho cột). Bản chất của việc gộp ô là mở rộng một ô bằng cách thêm một số hàng hoặc một số cột lân cận có cùng nội dung. Việc này giúp tạo ra được bảng có cấu trúc phức tạp nhưng cũng làm cho việc đánh dấu, theo dõi và kiểm soát số lượng ô trở nên khó khăn hơn. Việc gộp ô trên hàng được thực hiện như sau (tương tự đối với cột, sử dụng thuộc tính colspan):
 - Thêm rowspan= "số_hàng_muốn_ghép" cho phần tử <th> hoặc <td> thuộc hàng đầu tiên cần ghép.
 - Đối với các hàng tiếp theo: Bỏ qua cặp thẻ <th> hoặc <td> tại vị trí tương ứng (nếu bước trên đặt rowspan= "3" thì bỏ qua hai hàng tiếp theo).

 Ví dụ như Hình 9.6.
---The End!---
Nếu bạn không muốn học, không ai có thể giúp bạn. Nếu bạn quyết tâm học, không ai có thể ngăn cản bạn dừng lại.
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 21 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 9 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 7. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 7 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 7. ỨNG DỤNG TIN HỌC

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 8 - ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN (KNTT - CS & ICT)

Bài 8 - Định dạng văn bản (kntt)  Đây là bài soạn lý thuyết tin học 12 - sách Kết nối tri thức. Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (cs) và Tin học ứng dụng (ict). Quý Thầy Cô và các em học sinh truy cập để làm tài liệu tham khảo nhé. Chúc Thầy Cô dạy tốt, chúc các em học sinh học giỏi.


 Mọi phần tử HTML đều có thể có thuộc tính. Thuộc tính của thẻ có tác dụng bổ sung thông tin, làm rõ các điều khiển được thẻ chỉ định.
 Cú pháp để xác định thuộc tính: tên_thuộc_tính = "giá_trị", trừ các trường hợp đặc biệt chỉ cần tên thuộc tính để xác định giá trị hoặc Không.
 Thuộc tính nằm trong thẻ bắt đầu (không nằm trong thẻ kết thúc), sau tên thẻ. Trong trường hợp thẻ có nhiều hơn một thuộc tính thì các thuộc tính được ngăn cách bởi dấu cách.
 Ví dụ: Với thẻ có hai thuộc tính là thuộc_tính_1 nhận giá_trị_1thuộc_tính_2 nhận giá_trị_2, ta viết lệnh như sau:
 Một trong những thuộc tính được sử dụng thường xuyên nhất là thuộc tính style, dùng để thiết lập định dạng văn bản như chọn màu sắc, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề, tạo khung,... cho một phần tử HTML ngay tại vị trí được viết.
 Để định dạng tiêu đề và các tiêu đề con xuất hiện trong văn bản ta sử dụng các thẻ <hx> trong đó x nhận một trong các giá trị từ 1 đến 6, thể hiện độ quan trọng giảm dần của nội dung. Thẻ <h1> nên được sử dụng cho tiêu đề chính hay tiêu đề chung của cả văn bản. Các tiêu đề ở mức thấp hơn dùng thẻ <h2> và tiếp tục với các mức tiếp theo,...
 Khi sử dụng thẻ <hx> trình duyệt sẽ sử dụng chúng để hiển thị trang web và định dạng văn bản giúp người dùng đọc lướt trang web theo tiêu đề. Ngoài ra, các công cụ tìm kiếm sử dụng thẻ này để xác định cấu trúc và nội dung trang web.
Ví dụ 1: Đoạn mã html dưới đây minh họa một văn bản có 4 mức tiêu đề:
 Một văn bản thường gồm nhiều đoạn văn bản tách rời nhau. Các đoạn có thể được định dạng giống hoặc khác nhau tùy vào vị trí, nội dung và cách trang trí.
 Cách đơn giản nhất để xác định đoạn là đặt nội dung đoạn trong cặp thẻ <p>Nội dung</p>. Khi gặp cặp thẻ <p>...</p> trình duyệt sẽ hiển thị nội dung đoạn trên dòng mới kèm với khoảng trống nhỏ trước và sau đoạn. Nội dung đoạn có thể chứa văn bản, hình ảnh và cả các phần tử khác nhưng không được chứa tiêu đề, danh sách, phần tử phân đoạn hoặc các phần tử dạng khối khác. Các đoạn được định dạng bằng thẻ <p> phù hợp với văn bản chứa nhiều chữ.
 Khi cần thao tác với nhiều loại nội dung ta có thể sử dụng phần tử <div> và thẻ <span>. Cặp thẻ <div>...</div> hay <span>...</span> tạo một khối chứa nội dung bất kỳ đặt ở giữa hai thẻ. Phần tử <div> là một khối bắt đầu trên dòng mới, trong khi phần tử <span> có tác dụng tương tự nhưng sử dụng cho quy mô nhỏ hơn; nội dung khối hiển thị trên cùng dòng đang viết.
 Để thêm các định dạng như khung, lề,... cho đoạn ta sử dụng thuộc tính style. Thuộc tính này sẽ được giới thiệu chi tiết trong các bài sau.
Lưu ý: Ngoài các thẻ định dạng đoạn và khối kể trên, còn có hai thẻ <br><hr> để xuống dòng hoặc tạo ra một đường kẻ ngang trên trang web.
 Một số kiểu chữ thường dùng bao gồm đậm, nghiêng, gạch chân, đánh dấu (highlight),... Các đoạn chữ cần được thiết lập kiểu chữ và được đặt trong cặp thẻ tương ứng, cụ thể như trong Bảng 8.1.

Lưu ý:
- HTML5 không hỗ trợ thẻ <big><u>, để điều khiển em nên thay bằng giá trị font-sizetext-decoration trong thuộc tính style.
- Các thẻ <strong>, <em> có cùng tác dụng định dạng chữ đậm, nghiêng giống các thẻ <b>, <i> nhưng các thẻ này có ý nghĩa nhấn mạnh vào ngữ nghĩa của nội dung và được khuyến khích sử dụng nhiều hơn trong định dạng văn bản.

 Ví dụ 2: Trong đoạn mã html sau, đoạn thứ nhất nhấn mạnh vào môn học hay là “Tin học”, đoạn thứ hai nhấn mạnh vào mức độ “rất” hay của môn Tin học.
 Để định dạng phông chữ ta sử dụng thuộc tính style. Các thuộc tính màu sắc, phông chữ, cỡ chữ được xác định như sau:

Màu sắc: <p style = "color:màu>Nội dung.</p>.
Phông chữ: <p style = "font-family:tên phông>Nội dung.</p>.
Cỡ chữ: <p style = "font-size:cỡ>Nội dung.</p>. Có nhiều cách xác định cỡ chữ, phổ biến là dùng số kèm đơn vị (px-pixel, mm, cm,...) hoặc cỡ chữ thông dụng (small, medium, large,...).

Lưu ý:
- Giá trị màu sắc được sử dụng theo tiếng Anh: red, green, blue, grey, yellow, black, brown,... hoặc giá trị màu trong hệ RGB.
- Khi muốn thực hiện nhiều định dạng phông đồng thời ta đặt các cặp tên:giá trị trong phần giá trị của thuộc tính, ngăn cách nhau bởi dấu “;”.

---The End!---
Nếu bạn không muốn học, không ai có thể giúp bạn. Nếu bạn quyết tâm học, không ai có thể ngăn cản bạn dừng lại.
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 21 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 9 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 7. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 7 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 7. ỨNG DỤNG TIN HỌC

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 7 - HTML VÀ CẤU TRÚC TRANG WEB (KNTT - CS & ICT)

Bài 7 - HTML và cấu trúc trang web (kntt)  Đây là bài soạn lý thuyết tin học 12 - sách Kết nối tri thức. Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (cs) và Tin học ứng dụng (ict). Quý Thầy Cô và các em học sinh truy cập để làm tài liệu tham khảo nhé. Chúc Thầy Cô dạy tốt, chúc các em học sinh học giỏi.


 HTML là viết tắt của cụm từ Hypertext Markup Language (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản), là một bộ quy tắc dùng để thiết lập cấu trúc và hiển thị nội dung trang web.
 Trang web được thiết lập từ các tệp văn bản thường có phần mở rộng là .html hoặc .htm được gọi là trang html. Trên trang html, ta có thể thấy nội dung bao gồm phần văn bản (text) và các ký tự đánh dấu đặc biệt nằm trong hai dấu “<”, “>”. Các ký tự này, được gọi là thẻ đánh dấu HTML (còn gọi là thẻ HTML hay tag). Trong ví dụ ở Hình 7.1b chúng ta thấy các thẻ HTML như <head>, <title>, <body>, <h1>, <p>, <div>,...
 Các thẻ HTML được sử dụng để xác định phần tử HTML tương ứng. Các phần tử HTML định dạng thông tin trong trang web. Để hiển thị thông tin trong trang web cần phần mềm trình duyệt web.

 Thẻ đánh dấu HTML (tag) là các thành phần chính tạo thành ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Mỗi loại thẻ có một tên riêng và có ý nghĩa nhất định trong định dạng nội dung của trang web. Các thẻ được viết trong cặp dấu “<”, “>”. Thông thường mỗi thẻ sẽ bao gồm thẻ bắt đầu và thẻ kết thúc, chỉ ra phạm vi tác dụng của thẻ.

Lưu ý:

- Tên thẻ HTML không phân biệt chữ hoa, chữ thường nhưng mặc định tên thẻ được viết chữ thường.
- Các thẻ có thể lồng nhau. Ví dụ sau là thẻ <em> được lồng bên trong thẻ <p>:

- Mỗi thẻ có thể đi kèm các thông tin thuộc tính của thẻ. Ví dụ sau mô tả thuộc tính màu được gắn thêm cho thẻ <p>, do đó toàn bộ đoạn văn bản này có màu đỏ khi hiển thị trên trình duyệt.

- Phần lớn các thẻ đều là thẻ đôi, tức là có thể bắt đầu (opening tag) và thẻ kết thúc (closing tag). Vị trí kết thúc thẻ có dấu “/” chẳng hạn </p>.
- Tuy nhiên có một số loại thẻ đơn, tức là chỉ có thẻ bắt đầu. Các thẻ đơn thường có dạng <tên thẻ> hoặc <tên thẻ/>, ví dụ <hr> (dòng kẻ ngang) <br/> (ngắt xuống dòng),...
- HTML và trình duyệt không nhận biết được nhiều dấu cách. Nếu gõ nhiều dấu cách máy sẽ hiểu là chỉ có một dấu cách. Trình duyệt cũng không nhận biết dấu xuống dòng khi người dùng nhấn phím Enter trong quá trình soạn thảo. Cần chú ý điều này Khi soạn thảo HTML.

Phần tử HTML (element) là khái niệm cơ bản của trang html. Thông thường một phần tử được định nghĩa bởi thẻ bắt đầu, thẻ kết thúc và phần nội dung nằm giữa cặp thẻ này.

Lưu ý: Các thẻ đơn cùng với nội dung của nó cũng được gọi là phần tử HTML. Vậy phần tử HTML có thể hiểu là toàn bộ phần thẻ và nội dung của thẻ. Mỗi tệp HTML là tập hợp các phần tử HTML. Các phần tử HTML đóng vai trò quan trọng tạo nên cấu trúc và nội dung của trang web. Các phần tử HTML có thể độc lập, rời nhau hoặc lồng nhau.
 Trong ví dụ ở Hình 7.1, em thấy hai phần tử HTML rời nhau là <head><body> trong khi đó phần tử <div> chứa bên trong 4 phần tử HTML khác.

Lưu ý:
- Dòng đầu tiên của mỗi tệp HTML có dạng <!DOCTYPE html> có vai trò thông báo kiểu của tệp là html và không được xem là phần tử HTML.
- Phần tử HTML đặc biệt có ý nghĩa chú thích trong tệp HTML có dạng:

 Mỗi tệp HTML bao gồm nhiều phần tử HTML, các phần tử HTML có thể lồng nhau. Ví dụ trong Hình 7.2, phần tử với thẻ <div> chứa phần tử với thẻ <h1>. Quan hệ lồng nhau giữa các phần tử HTML có thể hình dung như quan hệ cha - con hay quan hệ giữa các nút của một sơ đồ hình cây.

1. Dòng đầu tiên <!DOCTYPE html>, không được coi là phần tử HTML và mang ý nghĩa đặc biệt, thông báo cho trình duyệt biết đây là tệp có định dạng html. Có thể coi là dòng khai báo html của tệp văn bản.
2. Phần tử <html> là bắt buộc, là phần tử gốc và chứa tất cả các phần tử HTML còn lại của trang web. Trong sơ đồ hình cây HTML, đây là phần tử gốc (root). Phần tử <html> thường chứa hai phần tử con <head><body>.
3. Phần tử <head> chứa các phần tử có liên quan chung đến toàn bộ trang web. Trong <head> thường có phần tử <title>. Một số phần tử khác thường có trong <head> bao gồm <meta>, <style><script>.
4. Phần tử <body> chứa tất cả các phần tử còn lại là thông tin của trang web. Các phần tử này sẽ được tìm hiểu trong các bài học sau.
5. Phần tử <meta> được dùng để mô tả các thông tin bổ sung của trang web như cách mã hóa Unicode, từ khóa dùng để tìm kiếm trang, tên tác giả trang web. Phần tử này nằm trong phần tử <head>. Trong Hình 7.3, phần tử <meta charset = “utf-8”> mô tả cách mã hóa văn bản trên trang web theo mã UTF-8.
6. Phần tử <title> nằm trong <head>. Thẻ <title> mô tả tên của trang web hiện thời. Tên của trang web sẽ xuất hiện trong danh sách kết quả tìm kiếm. Phần tử <title> phải là văn bản thường và không được phép chứa các phần tử con.
7. Nhóm các thẻ định dạng văn bản thường dùng là các thẻ tiêu đề theo thứ tự giảm cấp dần là <h1>, <h2>, <h3>, <h4>, <h5>, <h6>. Thẻ <p> mô tả một đoạn văn bản hoàn chỉnh.

Lưu ý: Văn bản HTML không nhận biết ký tự xuống dòng (nhấn phím Enter) để kết thúc đoạn văn bản (paragraph) như các phần mềm soạn thảo văn bản thông thường.
 Như vậy, cấu trúc chung của một trang web có thể hình dung như một cây thông tin các phần tử HTML có quan hệ cha con (lồng nhau) nút gốc (root) là phần tử <html>. Cấu trúc cây HTML này sẽ được giới thiệu trong các phần sau. Ví dụ, trang web ở Hình 7.2 có cây thông tin như Hình 7.4.

 Có nhiều cách để tạo tệp nguồn HTML. Ví dụ sử dụng các phần mềm soạn thảo như Notepad, Notepad++ hay Sublime Text. Ta cũng có thể soạn thảo trên các trang hỗ trợ tạo tệp HTML trực tuyến.

 Đây là phần mềm soạn thảo văn bản đơn giản không định dạng, cung cấp một số chức năng chỉnh sửa cơ bản. Notepad có sẵn trên hệ điều hành Windows. Trên MacOS cũng có phần mềm tương tự Notepad là TextEdit.

Phần mềm Notepad++
 Notepad++ là phần mềm soạn thảo chương trình đa năng, hỗ trợ soạn thảo chương trình với nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có ngôn ngữ HTML. Đây là phần mềm miễn phí, mã nguồn mở và có thể tải về từ địa chỉ https://notepad-plus-plus.org/. Giao diện có thể như Hình 7.5.
Lưu ý: Để phần mềm hiển thị và hỗ trợ soạn thảo đúng HTML cần thực hiện lệnh Language → H → HTML để chọn ngôn ngữ HTML.

Phần mềm Sublime Text
 Sublime Text là phần mềm soạn thảo chương trình với nhiều ngôn ngữ khác nhau tương tự như Notepad++. Phần mềm này có phiên bản cơ bản miễn phí địa chỉ tải phần mềm: https://www.sublimetext.com/.
Lưu ý: Để phần mềm hiển thị và hỗ trợ soạn thảo đúng theo ngôn ngữ HTML cần thực hiện lệnh View → Syntax → HTML để chọn ngôn ngữ HTML.

 Một cách phổ biến để soạn thảo HTML là sử dụng các trang hỗ trợ soạn thảo HTML trực tuyến. Để thực hiện theo cách này yêu cầu máy tính có kết nối Internet và cài đặt trình duyệt chuẩn, ví dụ như Cốc cốc, Firefox, Chrome hay Microsoft Edge.
 Ví dụ Hình 7.6 là giao diện soạn thảo HTML trực tuyến. Khi đó có thể quan sát ngay kết quả hiển thị trang web trên trình duyệt. Việc soạn thảo HTML được thực hiện tại khung bên trái, nháy nút Run để kiểm tra kết quả tại không bên phải.

 Một số trang web hỗ trợ soạn thảo HTML trực tuyến là: w3schools.com, tutorialspoint.com,...

---The End!---
Nếu bạn không muốn học, không ai có thể giúp bạn. Nếu bạn quyết tâm học, không ai có thể ngăn cản bạn dừng lại.
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 21 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 9 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 7. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 7 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 7. ỨNG DỤNG TIN HỌC

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 6 - GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ TRONG KHÔNG GIAN MẠNG (KNTT - CS & ICT)

Bài 6 - Giao tiếp và ứng xử trong không gian mạng (kntt)  Đây là bài soạn lý thuyết tin học 12 - sách Kết nối tri thức. Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (cs) và Tin học ứng dụng (ict). Quý Thầy Cô và các em học sinh truy cập để làm tài liệu tham khảo nhé. Chúc Thầy Cô dạy tốt, chúc các em học sinh học giỏi.


Không gian mạng (còn được gọi là thế giới ảo) là môi trường được tạo ra nhờ sử dụng mạng máy tính, trong đó Internet có thể được coi là không gian mạng lớn nhất. Không gian mạng cho phép con người giao tiếp với nhau thông qua các phần mềm và dịch vụ giao tiếp trực tuyến như mạng xã hội, thư điện tử, ứng dụng nhắn tin, gọi điện thoại video, diễn đàn trực tuyến, nhật ký web (blog) và trang web cá nhân, các trang thương mại điện tử,...

 Giao tiếp trong không gian mạng (giao tiếp trực tuyến) có nhiều ưu điểm. Đáng kể nhất đó là:

Thuận tiện: Giao tiếp trực tuyến có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc, miễn là có kết nối mạng. Điều này đặc biệt có lợi cho những người không có điều kiện giao tiếp trực tiếp, chẳng hạn như những người sống xa nhau.
Tiết kiệm thời gian và chi phí: So với giao tiếp trực tiếp, giao tiếp trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả thực hiện công việc và đáp ứng yêu cầu kết nối con người trong cuộc sống. Ví dụ, hội nghị truyền hình có thể giảm nhu cầu đi lại và chi phí ăn ở; điện thoại video giúp con người gần nhau hơn khi không có điều kiện sống cùng nhau,...
Mở rộng kết nối xã hội: Giao tiếp trực tuyến giúp dễ dàng mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội và kết nối nhiều người khác nhau có cùng sở thích, quan điểm hoặc nhu cầu. Đây cũng là cách thức giúp xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc doanh nghiệp bằng cách thông qua các kênh truyền thông xã hội, tạo ấn tượng tốt để thu hút khách hàng và bè bạn.
Công cụ giao tiếp đa dạng: Không gian mạng cung cấp nhiều công cụ giao tiếp trực tuyến như hội nghị truyền hình, nhắn tin nhanh, thư điện tử, mạng xã hội,... Sự đa dạng này cho phép người dùng lựa chọn công cụ phù hợp nhất với nhu cầu liên lạc của họ.

 Những lợi ích nêu trên đã làm cho việc giao tiếp trong không gian mạng trở thành một công cụ hỗ trợ đáng kể cho khoa học, giáo dục và cuộc sống. Tuy nhiên giao tiếp trong không gian mạng cũng có nhiều nhược điểm. Ngoài những hậu quả tổn hại tinh thần và vật chất xảy ra do “nghiện mạng”, nó còn ẩn chứa không ít nhược điểm. Trong số đó có thể kể tới là:

Thiếu tín hiệu phi ngôn ngữ: Một số phương thức giao tiếp trong không gian mạng, ví dụ thư điện tử hay tin nhắn, có thể thiếu tín hiệu phi ngôn ngữ như nét mặt, ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm giọng nói. Điều này có thể gây khó khăn trong việc truyền đạt cảm xúc và dẫn đến những hiểu lầm không đáng có.
Ẩn chứa nhiều nguy cơ về bảo mật và quyền riêng tư: Giao tiếp trực tuyến có thể bị vi phạm tính bảo mật, ví dụ bị lộ mật khẩu truy cập hay bị tấn công mạng, làm gia tăng các lo ngại về quyền riêng tư, chẳng hạn như bị xâm phạm dữ liệu, các thông tin riêng tư và nhạy cảm bị lộ lọt hoặc bị tấn công bởi những kẻ xấu.
Thiếu kết nối quan hệ cá nhân chặt chẽ: Trong không gian mạng, người sử dụng có thể dễ dàng giấu mặt, tạo ra các bản sao không đầy đủ của bản thân hoặc giả mạo thông tin, làm cho người khác khó đánh giá được tính chân thật của thông tin và sự thật về người đối diện. Ví dụ, thông tin cá nhân của một tài khoản cụ thể trên mạng xã hội có thể chỉ là các thông tin bịa đặt. Điều này gây khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ và lòng tin. Hơn nữa, giao tiếp trong không gian mạng cũng có thể dẫn đến trải nghiệm giao tiếp kém hiệu quả so với giao tiếp trực tiếp.
Dễ bị ảnh hưởng bởi sự cố kỹ thuật: Các sự cố kỹ thuật như mất kết nối mạng và phần mềm không tương thích có thể cản trở giao tiếp trực tuyến, dẫn đến giao tiếp bị trì hoãn hoặc bị gián đoạn.

 Bên cạnh việc thực hiện các quy tắc ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với quy định của pháp luật được nêu trong Quyết định số 874-QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021, khi giao tiếp trong không gian mạng người dùng cũng cần phải biết ứng xử một cách nhân văn. Việc ứng xử nhân văn trong không gian mạng được thể hiện qua nhiều khía cạnh cụ thể khác nhau, sau đây là một vài khía cạnh quan trọng nhất:

Tôn trọng: Bao gồm tôn trọng quyền riêng tư, không phát tán thông tin riêng tư của người khác mà không có sự cho phép của họ; tôn trọng quan điểm và suy nghĩ của mỗi người, không bắt buộc họ phải chấp nhận hoặc chia sẻ quan điểm của mình, cũng như không châm chọc hoặc làm cho người khác cảm thấy bị tổn thương.
Lịch sự: Sử dụng ngôn từ đúng mực, không sử dụng ngôn từ nhạy cảm, lăng mạ, châm chọc, phỉ báng hoặc phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo,... Trong nhiều trường hợp cần tránh sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành hoặc từ lóng không được phổ biến để tránh việc làm cho đối phương không hiểu được nội dung muốn truyền tải. Chia sẻ thông tin chính xác và đáng tin cậy, tránh lan truyền thông tin sai lệch hoặc tin đồn. Tránh gửi nội dung thư rác hoặc quảng cáo không liên quan đến nội dung chính của cuộc trò chuyện.
Thấu hiểu: Cảm thông với người khác và hiểu được những khó khăn mà họ đang gặp phải. Cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để có thể hiểu được những suy nghĩ, tình cảm, vấn đề của họ. Khi thấu hiểu được người khác, ta sẽ có khả năng giúp đỡ họ một cách hiệu quả hơn.
Hỗ trợ: Luôn sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ người khác khi họ đang gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ mà đôi khi chỉ là những lời động viên chân thành, những tin nhắn an ủi kịp thời, những biểu cảm sẻ chia,... Hỗ trợ nhau là cách xây dựng một cộng đồng trực tuyến mạnh mẽ, giúp nhau vượt qua khó khăn và cùng nhau phát triển.

Để hình thành thói quen ứng xử nhân văn trong không gian mạng, có thể áp dụng các cách sau đây:

Tự kiểm tra cải thiện hành vi trực tuyến của mình: Hãy xem lại và tự đánh giá các hành vi của mình trên mạng xã hội, trong các cuộc trò chuyện trực tuyến, thư điện tử hoặc bất kỳ hình thức truyền thông tin nào khác. Nếu nhận thấy những hành vi của mình không đúng mực hoặc thiếu nhân văn, hãy cố gắng tìm cách sửa đổi.
Bình tĩnh lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác: Để ứng xử nhân văn trong không gian mạng, hãy lắng nghe ý kiến của người khác và đối xử với họ một cách tôn trọng. Nếu không đồng ý với ý kiến của họ, hãy đưa ra lý do và phản bác một cách lịch sự.
Học cách xử lý các tình huống khó xử: Có nhiều tình huống khó xử có thể xảy ra trong không gian mạng. Hãy học cách xử lý chúng một cách đúng mực. Nếu cảm thấy không chắc chắn về cách xử lý, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có kinh nghiệm hoặc từ các tài liệu hướng dẫn trực tuyến.
Cẩn trọng với ngôn từ và cách viết: Sử dụng ngôn từ phù hợp và lịch sự là rất quan trọng. Hãy chú ý đến cách viết của mình để đảm bảo nó không gây hiểu nhầm hoặc mang tính khiêu khích.
Đối xử với người khác theo cách mà mình muốn được đối xử: Để hình thành thói quen ứng xử nhân văn trong không gian mạng, cần quán triệt tinh thần đối xử với người khác theo cách mà mình muốn được đối xử.

 Dưới đây là một số ví dụ về ứng xử nhân văn trong một số tình huống cụ thể khi giao tiếp trong không gian mạng:

Trong các cuộc trò chuyện trên diễn đàn, nếu không đồng ý với ý kiến của ai đó, hãy cố gắng trao đổi một cách lịch sự và không bao giờ sử dụng ngôn ngữ khiêu khích hoặc phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo hoặc tấn công cá nhân. Hãy luôn tôn trọng quan điểm và suy nghĩ của người khác và biết giữ bình tĩnh trong các tình huống khó chịu hoặc bị xúc phạm.
Khi tham gia một cuộc thảo luận trên mạng xã hội, hãy đọc kỹ bài viết của người khác trước khi đưa ra ý kiến của mình. Nếu có ý kiến trái ngược, cần trao đổi một cách lịch sự trên tinh thần tôn trọng quan điểm của họ.
Khi sử dụng thư hoặc tin nhắn điện tử, hãy viết một cách lịch sự, tránh sử dụng ngôn từ thô tục hoặc khiêu khích. Luôn tôn trọng quyền riêng tư của người nhận, không chia sẻ thông tin trao đổi riêng giữa hai người với một bên thứ ba khi chưa được phép.
Khi trò chuyện qua video, hãy mặc quần áo lịch sự và không để lộ những vật dụng hoặc cảnh quan không phù hợp. Hãy giữ một thái độ đúng đắn trong suốt cuộc trò chuyện.
Khi đăng bài hoặc chia sẻ thông tin lên mạng xã hội hoặc diễn đàn, hãy đọc kỹ nội dung, kiểm tra tính chính xác của nó để đảm bảo không làm tổn hại đến danh tiếng hoặc quyền riêng tư của người khác.

---The End!---
Nếu bạn không muốn học, không ai có thể giúp bạn. Nếu bạn quyết tâm học, không ai có thể ngăn cản bạn dừng lại.
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 21 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 9 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 7. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 7 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 7. ỨNG DỤNG TIN HỌC

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook