1. Đường truyền có dây
a) Cáp xoắn
b) Cáp quang
2. Đường truyền không dây
a) Mạng vệ tinh
b) Mạng thông tin di động toàn cầu GSM
c) Mạng Wi-Fi
d) Bluetooth

Chất lượng cáp xoắn khác nhau, dẫn đến hiệu suất truyền dữ liệu và chi phí cũng khác nhau. Người ta chia cáp thành một số loại (Category, viết tắt là CAT), ví dụ CAT.4, CAT.5, CAT.6 theo các chuẩn truyền dữ liệu với các thông số về băng thông và khoảng cách truyền hiệu quả. Việc lựa chọn sử dụng loại cáp nào cần phụ thuộc vào các tiêu chuẩn truyền thông trong mạng Ethernet, được nêu trong Bảng 23.1.

Cáp quang là một phương tiện rẻ tiền, có thể truyền xa.
Cáp quang là một ống sợi thủy tinh hay nhựa có đường kính rất nhỏ, mặt trong phản xạ toàn phần. Ngay cả khi cáp bị uốn cong ánh sáng vẫn đi được thông suốt do tia sáng phản xạ trong lòng ống (Hình 23.3).

• Do tín hiệu trong cáp quang ít suy hao hơn tín hiệu trong cáp điện nên có thể truyền xa hơn.
• Băng thông lớn gấp hàng trăm lần so với cách truyền thuê bao số trên mạng điện thoại ADSL.
• Gọn nhẹ, tiêu thụ năng lượng rất thấp và chi phí rẻ hơn so với cáp đồng.
• Bảo mật vì khó lấy tín hiệu trên đường truyền.
Tuy nhiên, các máy tính trong mạng cục bộ sử dụng tín hiệu điện nên không thể dùng cáp quang thay thế cho cáp xoắn. Người ta chỉ dùng cáp quang trong một số trường hợp như nối các khu vực cách xa nhau của mạng cục bộ, ví dụ các tòa nhà trong một trường đại học, các khoa trong một bệnh viện,… hoặc kết nối trực tiếp các máy chủ với các dàn đĩa mạng (Network Attached Storage - NAS) để đảm bảo băng thông cao và ổn định. Khi dùng cáp quang, cần phải sử dụng các bộ chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện và ngược lại.

Truyền không dây mã hóa dữ liệu trên sóng vô tuyến điện tần số cao. Một số loại hình mạng không dây thông dụng gồm: mạng vệ tinh, mạng thông tin di động toàn cầu GSM, mạng Wi-Fi, mạng sử dụng bluetooth, mạng sử dụng kết nối trường gần NFC,… Sau đây là một số loại hình mạng sử dụng đường truyền không dây và ứng dụng của chúng.
Các vệ tinh có những bộ thu pháp tín hiệu. Các phương tiện dưới mặt đất có thể sử dụng các anten vệ tinh hoặc các cảm biến để thu tín hiệu vệ tinh. Ưu điểm của mạng vệ tinh là vùng phủ sóng rất rộng.
Hệ thống định vị toàn cầu gồm các vệ tinh liên tục phát sóng xuống mặt đất giúp các thiết bị định vị xử lí để xác định tọa độ đã mang lại nhiều ứng dụng hữu ích. Việc tìm đường ngày nay rất dễ dàng. Nhiều phương tiện có thể tự lái nhờ được dẫn đường tự động qua hệ thống định vị toàn cầu.
Vệ tinh đã được sử dụng để kết nối Internet. Dự án Stalink dùng hàng nghìn vệ tinh quỹ đạo thấp kết nối Internet qua các trạm thu phát trên mặt đất đã trở thành hiện thực. Stalink mang lại cơ hội sử dụng Internet cho những nơi chưa có điều kiện thi công cáp như ở sa mạc, rừng sâu, đỉnh núi cao,… với chi phí thấp.


Mạng thế hệ thứ tư (4G) có thể truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa tới 1,5 Gigabit/s.
Mạng 5G có thể đạt tốc độ tới 10 Gigabit/s, độ trễ rất thấp, có thể hỗ trợ số lượng thiết bị kết nối lớn hơn rất nhiều so với mạng 4G nên rất phù hợp với các ứng dụng IoT.
Mạng thông tin di động toàn cầu đã mở đường cho Internet di động, đưa Internet đến từng người dân qua thiết bị di động. Có thể nói GSM đã thúc đẩy tin học hóa xã hội lên một mức rất cao. Người ta có thể tương tác với nhau và sử dụng các hệ thống thông tin toàn cầu từ những thiết bị di động rất gọn nhẹ.
Điểm truy cập không dây rất phổ biến, cũng được gọi là bộ thu phát Wi-Fi.
Điểm truy cập không dây cho phép kết nối vào mạng cục bộ hay Internet rất đơn giản, giảm thiểu việc dùng các thiết bị kết nối và lắp đặt dây cáp với điều kiện thiết bị đầu cuối phải có khả năng kết nối Wi-Fi. Các máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh đã sẵn có khả năng này. Máy tính để bàn muốn kết nối Wi-Fi thì cần lắp thêm mô-đun Wi-Fi dưới dạng một bản mạch mở rộng.
Sóng Wi-Fi phổ biến dùng tần số cao như 2.4 GHz, 5 GHz và 60 GHz giúp chuyển tải dữ liệu nhanh. Có nhiều chuẩn trong họ giao thức IEEE 802.11 sử dụng tần số khác nhau với tốc độ truyền dữ liệu khác nhau, Ví dụ:
• Chuẩn 802/11a và 802.11g có tốc độ 54 Mb/s.
• Chuẩn 802.11n có tốc độ 450 Mb/s.
• Chuẩn 802.11ac tốc độ tối đa đạt đến 1,3 Gb/s.
• Chuẩn 802.11ad sử dụng vải băng tần 60 GHz có thể cho tốc độ tối đa tới 4,6 Gb/s.
Bluetooth là một loại hình mạng có tốc độ khoảng 1 Mb/s trong một Phạm vi bán kính khoảng 10 m, rất thích hợp để kết nối các thiết bị cá nhân và đồ gia dụng.
Bluetooth thường chỉ kết nối hai thiết bị với nhau.
Bluetooth thuận lợi hơn rất nhiều so với cách kết nối qua cáp. Một số ví dụ sử dụng kết nối Bluetooth là:

Bài 4. Giao thức mạng
Bài 5. Thực hành chia sẻ tài nguyên trên mạng
Bài 8. Định dạng văn bản
Bài 9. Tạo danh sách, bảng
Bài 10. Tạo liên kết
Bài 11. Chèn tệp tin đa phương tiện và khung nội tuyến vào trang web
Bài 12. Tạo biểu mẫu
Bài 13. Khái niệm, vai trò của CSS
Bài 14. Định dạng văn bản bằng CSS
Bài 15. Tạo màu cho chữ và nền
Bài 16. Định dạng khung
Bài 17. Các mức ưu tiên của bộ chọn
Bài 18. Thực hành tổng hợp thiết kế trang web
Bài 20. Nhóm nghề quản trị thuộc ngành Công nghệ thông tin
Bài 21. Hội thảo hướng nghiệp
Bài 26. Làm quen với Khoa học dữ liệu
Bài 27. Máy tính và Khoa học dữ liệu
Bài 28. Thực hành trải nghiệm trích rút thông tin và tri thức
Bài 29. Mô phỏng trong giải quyết vấn đề
Bài 30. Ứng dụng mô phỏng trong giáo dục
Bài 24. Xây dựng phần đầu trang web
Bài 25. Xây dựng phần thân và chân trang web
Bài 26. Liên kết và thanh điều hướng
Bài 27. Biểu mẫu trên trang web
Bài 28. Thực hành tổng hợp