Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

BÀI 9 - TẠO DANH SÁCH, BẢNG (KNTT - CS & ICT)

Bài 9 - Tạo danh sách, bảng (kntt)
 Đây là bài soạn gợi ý trả lời SGK tin học 12 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (CS) và Tin học ứng dụng (ICT). Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em có nhiều sức khỏe và chăm ngoan học giỏi.
Khởi động (trang 52): Theo em, khi trang web chỉ toàn các đoạn văn bản thì cần trình bày thế nào cho dễ nhìn?

Gợi ý trả lời:

 Theo em, khi trang web chỉ toàn các đoạn văn bản, để dễ nhìn thì cần trình bày như sau:
 - Chọn phông chữ dễ đọc, rõ ràng.
 - Chọn cỡ chữ thích hợp, in đậm, in nghiêng các nội dung quan trọng.
 - Chia đoạn văn bản thành các đoạn nhỏ, tối đa 5-7 dòng.
 - Sử dụng khoảng cách dòng (line-height) phù hợp để tạo khoảng trống giữa các dòng, căn lề cho văn bản.
 - Sử dụng danh sách để liệt kê các mục.

1. TẠO DANH SÁCH

Hoạt động 1 (trang 52): Em hãy quan sát hình 8.3 và nhận xét xem có điểm nào có thể cải tiến về mặt trình bày không.

Gợi ý trả lời:

 Có thể thay đổi thứ tự tính delta, chọn lại size chữ đều hơn và tô đen lại những chỗ cần thiết,...
Câu hỏi (trang 53): Làm thế nào để tạo một danh sách lồng nhau danh sách mức 1 đánh số dạng 1, 2, 3,… và danh sách mức 2 đánh số dạng a, b, c?

Gợi ý trả lời:

Nội dung hiển thị:

2. THIẾT LẬP BẢNG

Hoạt động 2 (trang 53): Trong hội chợ ẩm thực ở trường, lớp 12E dự định bán một số món, các bạn muốn đăng trên trang web của lớp các thông tin: món ăn, đơn giá, số lượng và tổng số tiền. Theo em, các bạn nên dùng dạng biểu diễn nào: danh sách, danh sách mô tả hay bảng. Tại sao?

Gợi ý trả lời:

 Theo em các bạn nên dùng bảng. Tại vì:
 Bảng được tổ chức dưới dạng các hàng và cột, các thông tin trong bảng hiển thị một cách có cấu trúc, giúp người đọc dễ dàng theo dõi và so sánh chi tiết của từng mục.
Câu hỏi (trang 55): Bảng trong ví dụ trên Hình 9.6 có nhược điểm gì cần làm thế nào để giải quyết nhược điểm đó?

Gợi ý trả lời:

Nhược điểm: các cột lồng nhau, dễ bị nhằm khi nhập liệu.
Khắc phục: tách riêng từng cột nhỏ ra thành các cột lớn.
Luyện tập (trang 56): Sửa lại chương trình trong Hình 9.5a, sử dụng thuộc tính style thay vì thuộc tính border để tạo viền cho bảng. Sử dụng màu xanh cho viền của ô hai dòng đầu bảng và sử dụng 3 màu đỏ, vàng, xanh cho ba chữ Toán, Vật lý và Hóa học.

Gợi ý trả lời:

Vận dụng (trang 56): Cho trước một bảng dữ liệu cỡ nx4, mỗi hàng tương ứng với một bộ (họ tên, điểm Toán, điểm Vật lý, điểm Hóa học) viết chương trình Python để tạo ra tệp HTML thực hiện việc vẽ bảng tương tự như Hình 9.5 và bổ sung dữ liệu vào các hàng phía dưới.

Gợi ý trả lời:

---The end!---

CÙNG CHUYÊN MỤC:
PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 21 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 9 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 7. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 7 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 7. ỨNG DỤNG TIN HỌC

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 8 - ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN (KNTT - CS & ICT)

Bài 8 - Định dạng văn bản (kntt)
 Đây là bài soạn gợi ý trả lời SGK tin học 12 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (CS) và Tin học ứng dụng (ICT). Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em có nhiều sức khỏe và chăm ngoan học giỏi.
Khởi động (trang 46): Cho hai đoạn văn bản như Hình 8.1 cách trình bày đoạn văn bản nào có định dạng đẹp hơn? Tại sao?

Gợi ý trả lời:

 Cách trình bày đoạn văn bản b) có định dạng đẹp hơn, vì văn bản được định dạng theo thuộc tính về màu sắc, chỡ chữ, kiểu chữ.

1. THUỘC TÍNH THẺ

Hoạt động 1 (trang 46): Hãy quan sát các thẻ trong tệp newpage.htmn ở Hoạt động 2, Bài 7. Trong các thẻ đó có một thẻ có thêm thuộc tính. Theo em đó là thẻ nào? Em hãy đưa ra dự đoán về tác dụng của các thuộc tính thẻ.

Gợi ý trả lời:

 - Thẻ có thêm thuộc tính là thẻ meta charset=”utf-8”
 - Thuộc tính của thẻ có tác dụng bổ sung thông tin, làm rõ các điều khiển được thẻ chỉ định.

CÂU HỎI (trang 47):

Xác định các tên thuộc tính và thẻ chứa thuộc tính tương ứng xuất hiện trong Bài 7.

Gợi ý trả lời:

 - Thẻ meta chứa thuộc tính charset.
 - Thẻ img chứa các thuộc tính src, alt, và style.

2. CÁC THẺ ĐỊNH DẠNG TRÌNH BÀY VĂN BẢN

Hoạt động 2 (trang 47): Thảo luận: khi trình bày một văn bản (bài thơ, đoạn văn, trang web…) có thể có những thành phần nào? Hãy kể tên các thành phần đó.

Gợi ý trả lời:

 Khi trình bày một văn bản (bài thơ, đoạn văn, trang web…) có thể có những thành phần: Tiêu đề, nội dung, hình ảnh...

CÂU HỎI

Câu hỏi 1 (trang 48): Trình duyệt hiển thị đoạn mã html sau thành mấy dòng? Em có nhận xét gì về khoảng cách giữa các dòng?

Gợi ý trả lời:

 Trình duyệt sẽ hiển thị đoạn mã HTML trên thành 5 dòng, mỗi dòng chứa một thẻ <p>.
 Nhận xét về khoảng cách giữa các dòng: Khoảng cách giữa các dòng là một ký tự xuống dòng (\n) trong mã nguồn HTML. Do đó, trình duyệt sẽ hiển thị mỗi thẻ <p> trên một dòng riêng biệt, và có một khoảng trắng giữa chúng.
Câu hỏi 2 (trang 48): Chỉnh sửa đoạn mã trong html trong ví dụ 1 để hiển thị thêm một đường kẻ ngang phân tách giữa dòng tiêu đề “Tin Học 12” và nội dung phía dưới.

Gợi ý trả lời:

3. CÁC THẺ ĐỊNH DẠNG PHÔNG CHỮ

Hoạt động 3 (trang 48): Thảo luận: Khi muốn nhấn mạnh vào một nội dung trong văn bản em thường thấy nội dung đó được viết như thế nào?

Gợi ý trả lời:

 Khi muốn nhấn mạnh vào một nội dung trong văn bản em thường thấy nội dung đó được viết in đậm, gạch chân, in nghiêng hoặc chữ có màu sắc.
Câu hỏi (trang 50): Với cùng một đoạn văn bản, kết quả khi định dạng trong các trường hợp sau giống và khác nhau như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Kiểu 1:
 - Màu sắc: Được chỉ định bằng tên màu "red".
 - Kiểu chữ: Font chữ được chọn là "Tahoma".
 - Kích thước chữ: Kích thước chữ được thiết lập là 15px.
 - Gạch chân: Chữ được gạch chân.
Kiểu 2:
 - Màu sắc: Được chỉ định bằng mã màu RGB (255, 0, 0), tương ứng với màu “red”.
 - Kiểu chữ: Font chữ được chọn là "Tahoma".
 - Kích thước chữ: Kích thước chữ được thiết lập là 10px.

LUYỆN TẬP

Luyện tập 1 (trang 51): Hãy sửa lại phần tử sau để làm nổi bật ý chính của câu:

Gợi ý trả lời:

Luyện tập 2 (trang 51): Trình bày đoạn văn bản sau bằng mã HTML:

Gợi ý trả lời:

VẬN DỤNG

Vận dụng 1 (trang 51): Hãy chỉ ra các bước cần thực hiện để sử dụng một màu cụ thể trong bức ảnh làm màu cho tiêu đề một bài thơ.

Gợi ý trả lời:

Chọn màu cụ thể: Trước tiên, bạn cần quyết định màu sắc bạn muốn sử dụng cho tiêu đề của bài thơ.
Chọn ảnh nền: Chọn một bức ảnh phù hợp để sử dụng làm nền cho tiêu đề. Bạn cũng có thể sử dụng một ảnh trắng đơn giản và thêm màu sắc sau đó.
Tạo tiêu đề trong HTML: Sử dụng thẻ <h1>, <h2>, hoặc <h3> để tạo tiêu đề của bài thơ.
 Thêm ảnh nền và thuộc tính color để thay đổi màu chữ.
Vận dụng 2 (trang 51): Hãy đưa ra các định dạng một đoạn văn bản để được kết quả như sau:

Gợi ý trả lời:

 - Định dạng chữ đậm
 - Định dạng chữ thường.
 - Định dạng chữ cỡ chữ.

---The end!---

CÙNG CHUYÊN MỤC:
PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 21 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 9 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 7. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 7 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 7. ỨNG DỤNG TIN HỌC
CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 7 - HTML VÀ CẤU TRÚC TRANG WEB (KNTT - CS & ICT)

Bài 7 - HTML và cấu trúc trang web (kntt)
 Đây là bài soạn gợi ý trả lời SGK tin học 12 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (CS) và Tin học ứng dụng (ICT). Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em có nhiều sức khỏe và chăm ngoan học giỏi.
Khởi động (trang 39): Các em đã được làm quen với khái niệm website và trang web, cũng có thể em đã biết cách sử dụng phần mềm để tạo ra các trang web với nội dung đa dạng và phong phú, hình thức trình bày đẹp.
Tuy nhiên, có thể các em vẫn muốn biết:
 - Các trang web thực chất có cấu trúc như thế nào?
 - Có thể “lập trình” để tạo ra được các trang web hay không? Nếu lập trình được thì “mã nguồn” của trang web là gì?
 - Các trang web có quan hệ như thế nào với ngôn ngữ HTML.
 - Trang web và trình duyệt web có quan hệ như thế nào?
Em hãy tìm câu trả lời

Gợi ý trả lời:

 - Một trang web thường được cấu thành từ các tệp HTML, CSS và JavaScript.
 - Có thể lập trình để tạo ra được các trang web.
 - Mã nguồn của một trang web được lập trình bằng các ngôn ngữ: HTML (cho cấu trúc), CSS (cho trình bày), và JavaScript (cho hành vi và tương tác).
 - Ngôn ngữ HTML là mã nguồn của các trang web.
 - Trình duyệt web là phần mềm được sử dụng để hiển thị và tương tác với các trang web.

1. TRANG WEB VÀ HTML

Hoạt động 1 (trang 39): Các trang web mà em vẫn thường xem được hiển thị bởi trình duyệt web (ví dụ Cốc Cốc, Firefox, Chorme). Thực chất chúng được tạo ra từ các tệp văn bản. Các tệp văn bản này được gọi là trang nguồn (hay mã nguồn) của trang web tương ứng. Quan sát hình 7.1 và nhận xét về mã nguồn. Em thấy gì từ tệp nguồn của trang web?

Gợi ý trả lời:

 Trang web được thiết lập theo một ngôn ngữ có cấu trúc đặc biệt được gọi là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML. Các tệp HTML là tệp văn bản được cấu tạo từ các phần tử HTML, mỗi phần tử HTML gồm nội dung được đánh dấu bởi các thẻ HTML (tag) có tính năng điều khiển hoặc định dạng nội dung.

CÂU HỎI

Câu hỏi 1 (trang 41): Tệp văn bản trong Hình 7.1 có bao nhiêu phần tử HTML?

Gợi ý trả lời:

 Hình 7.1 có 9 phần tử HTML.
Câu hỏi 2 (trang 41): Nêu sự giống và khác nhau giữa thẻ HTML và phần tử HTML

Gợi ý trả lời:

* Giống nhau:
 - Đều là các khái niệm cơ bản liên quan đến trang web.
 - Đều là các thành phần cơ bản liên quan đến các trang web.
 - Đều có tác dụng định dạng nội của của văn bản của trang web.
* Khác nhau:
 - Thẻ HTML bản thân là các từ khóa đặc biệt đóng vai trò cốt lõi của ngôn ngữ HTML Phần tử HTML bao gồm cả thẻ HTML + nội dung tác dụng của thẻ này.
 - Thẻ HTML có tác dụng xác định một nội dung cụ thể. Phần tử HTML đóng vai trò các đơn vị định dạng của toàn bộ trang web.

2. CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA MỘT TỆP HTML

Hoạt động 2 (trang 41): Quan sát tệp HTML sau, em có nhận xét gì về cấu trúc chung của một trang web?

Gợi ý trả lời:

Cấu trúc chung của một trang web thường gồm các thành phần cơ bản sau:
 - Thẻ HTML gốc (<html>): Là phần tử gốc của trang web, chứa toàn bộ nội dung của trang.
 - Phần đầu (<head>): Chứa các thông tin meta, tiêu đề trang, các liên kết tới các tệp CSS và JavaScript, và các thông tin khác mà trình duyệt web có thể sử dụng.
 - Thân trang (<body>): Chứa nội dung hiển thị của trang web, bao gồm văn bản, hình ảnh, liên kết, biểu mẫu, video, và bất kỳ phần tử nào khác mà người dùng có thể thấy và tương tác.
 - Các phần tử HTML khác: Bên cạnh các phần tử cơ bản như văn bản, hình ảnh, và liên kết, một trang web cũng có thể chứa các phần tử phức tạp hơn như biểu mẫu, bảng, video, hộp thoại, v.v.
 - Thẻ kết thúc (</html>): Đánh dấu kết thúc của trang web và bao gồm toàn bộ nội dung HTML của trang.
Tóm lại: Cấu trúc cơ bản của trang web đủ các phần, nhưng trong mỗi phần có thể có một hoặc nhiều phần tử tùy vào mục đích thiết kế.

CÂU HỎI

Câu hỏi 1 (trang 43): Vẽ sơ đồ cây của đoạn văn bản HTML sau:

Gợi ý trả lời:

Câu hỏi 2 (trang 43): Cây HTML có bao nhiêu phần tử gốc?

Gợi ý trả lời:

 Cây HTML chỉ có một phần tử gốc duy nhất.

3. PHẦN MỀM SOẠN THẢO HTML

Hoạt động 3 (trang 41): Hãy tìm hiểu những phần mềm có thể dùng để soạn thảo tệp HTML. Thảo luận để tìm ra cách soạn thảo tệp HTML hợp lí nhất.

Gợi ý trả lời:

 - Các phần mềm có thể dùng để soạn thảo tệp HTML: Notepad, Notepad++, Sublime Text,…
 - Có thể dùng phần mềm nguồn mở Notepad++ để soạn thảo tệp HTML là hợp lí nhất.

CÂU HỎI

Câu hỏi 1 (trang 44): Xếp các tên sau vào hai nhóm phần mềm soạn thảo HTML và trình duyệt web:
 a) Notepad.   b) Opera      c) Sublime Text
 d) Chorme     e) Cốc Cốc   f) Notepad ++
 g) FireFox      h) Microsoft Edge

Gợi ý trả lời:

- Nhóm phần mềm soạn thảo HTML:
 a) Notepad
 c) Sublime Text
 f) Notepad++
- Nhóm trình duyệt web:
 b) Opera
 d) Chrome
 e) Cốc Cốc
 g) Firefox
 h) Microsoft Edge
Câu hỏi 2 (trang 44): Em có nhận xét gì về sự khác biệt khi soạn thảo HTML giữa các phần mềm chuyên nghiệp (ví dụ Notepad ++, Sublime Text) và phần mềm soạn thảo văn bản thông thường (ví dụ Notepad)?

Gợi ý trả lời:

 - Phần mềm soạn thảo thông thường (Notepad): Soạn thảo tệp, không định dạng, có sẵn trên Windows.
 - Phần mềm soạn thảo chuyên nghiệp (Notepad ++, Sublime Text): Miễn phí, mã nguồn mở, có màu sắc phân biệt đối tượng, tự động thêm thẻ đóng khi viết thẻ mở.

LUYỆN TẬP

Luyện tập 1 (trang 44): Tìm ví dụ về phần tử HTML không thể lồng, tức là không thể có quan hệ cha con trong cây thông tin của trang web.

Gợi ý trả lời:

 Ví dụ các phần tử HTML không thể lồng:
Luyện tập 2 (trang 44): Chọn một văn bản đơn giản soạn thảo tệp HTML để hiển thị nội dung văn bản đó vẽ cây thông tin các phần tử HTML của trang web vừa soạn thảo.

Gợi ý trả lời:

Cây thông tin:

VẬN DỤNG

Vận dụng 1 (trang 44): Em hãy tìm trên mạng các trang web hỗ trợ soạn thảo HTML trực tuyến.

Gợi ý trả lời:

Các trang web hỗ trợ soạn thảo HTML trực tuyến:
 https://w3schools.com
 https://tutorialspoint.com
 https://jsbin.com
Vận dụng 2 (trang 44): Sử dụng phần mềm soạn thảo HTML và soạn thảo trang web có nội dung như Hình 7.7. Lưu ý rằng thẻ <img> với tính tăng thể hiện ảnh trên trang web có cú pháp: <img src="Tên tệp ảnh">, trong đó “tên tệp ảnh” chính là đường dẫn của tệp hình ảnh cần đưa lên trang.

Gợi ý trả lời:

---The end!---

CÙNG CHUYÊN MỤC:
PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 21 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 9 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 7. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 7 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 7. ỨNG DỤNG TIN HỌC

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 6 - GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ TRONG KHÔNG GIAN MẠNG (KNTT - CS & ICT)

Bài 6 - Giao tiếp và ứng xử trong không gian mạng (kntt)
 Đây là bài soạn gợi ý trả lời SGK tin học 12 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (CS) và Tin học ứng dụng (ICT). Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em có nhiều sức khỏe và chăm ngoan học giỏi.
Khởi động (trang 34): Em đã từng được trải nghiệm hình thức học trực tuyến. Hãy cho biết ý kiến của em về ưu điểm và nhược điểm của hình thức đó.

Gợi ý trả lời:

Ưu điểm:
 - Thuận tiện.
 - Tiết kiệm thời gian và chi phí.
 - Mở rộng kết nối xã hội.
 - Công cụ giao tiếp đa dạng.
Nhược điểm:
 - Thiếu tín hiệu phi ngôn ngữ.
 - Ẩn chứa nhiều nguy cơ về bảo mật và quyền riêng tư.
 - Thiếu kết nối quan hệ cá nhân chặt chẽ.
 - Dễ bị ảnh hưởng bởi sự cố kỹ thuật.

1. GIAO TIẾP TRONG KHÔNG GIAN MẠNG

Hoạt động 1 (trang 34): Trong tình huống dưới đây, theo em đâu là các tình huống sử dụng giao tiếp trong không gian mạng?
 A. Giao tiếp với một trợ lí ảo (chatbot) trên trang web tuyển sinh của một trường đại học.
 B. Tham gia một lớp học trực tuyến.
 C. Hai người bạn gọi điện thoại video (FaceTime).
 D. Hẹn gặp bạn tại một quán cà phê Internet.

Gợi ý trả lời:

Theo em, các tình huống sử dụng giao tiếp trong không gian mạng là:
 A. Giao tiếp với một trợ lí ảo (chatbot) trên trang web tuyển sinh của một trường đại học.
 B. Tham gia một lớp học trực tuyến.
 C. Hai người bạn gọi điện thoại video (FaceTime).

CÂU HỎI

Câu hỏi 1 (trang 36): Hãy kể tên một số dịch vụ và phần mềm hỗ trợ giao tiếp trong không gian mạng. Nêu tóm tắt khả năng của chúng.

Gợi ý trả lời:

Một số dịch vụ và phần mềm hỗ trợ giao tiếp trong không gian mạng như: Zalo, Facebook, Skype, Zoom, Microsoft Teams,…
Tóm tắt khả năng của chúng:
- Zalo: Zalo là mạng xã hội được phát triển tại Việt Nam. Người dùng có thể sử dụng Zalo để gửi tin nhắn văn bản, hình ảnh, video, thực hiện cuộc gọi video và âm thanh, chia sẻ tập tin, tạo nhóm chat và thậm chí làm việc với các tính năng giải trí như chơi game.
- Facebook: Facebook là mạng xã hội lớn nhất thế giới, cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, kết nối với bạn bè và gia đình, chia sẻ nội dung, ảnh, video, tham gia vào các nhóm cộng đồng, và thực hiện giao tiếp qua tin nhắn, cuộc gọi video, và bình luận.
- Skype: Skype là một ứng dụng miễn phí cho phép gọi điện thoại, gửi tin nhắn và thực hiện cuộc gọi video trực tuyến trên Internet. Nó cung cấp khả năng kết nối với người dùng trên toàn thế giới và hỗ trợ các tính năng như chia sẻ màn hình và gửi tệp.
- Zoom là một dịch vụ họp trực tuyến cho phép tổ chức các cuộc họp trực tuyến, lớp học và hội thảo qua video. Nó cung cấp khả năng tương tác bằng video, chia sẻ màn hình, tạo phòng họp ảo và ghi âm cuộc họp.
- Microsoft Teams: Teams là một nền tảng giao tiếp và hợp tác trong doanh nghiệp của Microsoft, cho phép người dùng trò chuyện, thực hiện cuộc gọi video, chia sẻ tệp và làm việc cùng nhau trên các dự án và nhiệm vụ.
Câu hỏi 2 (trang 36): Hãy trình bày một vài ưu điểm và nhược điểm của giao tiếp trong không gian mạng mà em thấy tâm đắc nhất.

Gợi ý trả lời:

Một số ưu điểm và nhược điểm của giao tiếp trong không gian mạng mà em thấy tâm đắc nhất:
* Ưu điểm:
 - Tiện lợi và linh hoạt: Giao tiếp trong không gian mạng cho phép người dùng kết nối với nhau mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có kết nối Internet. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp và trao đổi thông tin mà không bị giới hạn bởi vị trí địa lý.
 - Tiết kiệm thời gian và chi phí: Giao tiếp trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển. Thay vì phải gặp mặt trực tiếp, người dùng có thể trò chuyện qua tin nhắn, cuộc gọi video hoặc hội thảo trực tuyến mà không cần phải di chuyển đến nơi gặp gỡ.
 - Dễ dàng lưu trữ và truy cập thông tin: Giao tiếp trong không gian mạng cho phép người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập lại các cuộc trò chuyện, tài liệu, hình ảnh và video. Điều này giúp tiện lợi trong việc sử dụng và tham khảo lại thông tin khi cần thiết.
* Nhược điểm:
 - Thiếu tương tác trực tiếp: Giao tiếp trong không gian mạng thiếu đi sự tương tác trực tiếp, gây ra sự mất mát về giao tiếp phi ngôn ngữ và nhận biết ngôn ngữ cơ thể, có thể dẫn đến hiểu nhầm hoặc mất thông tin tinh tế.
 - Nguy cơ bảo mật và riêng tư: Các cuộc trò chuyện và dữ liệu truyền qua mạng có thể bị nguy cơ bị lộ thông tin và tấn công từ các hacker hoặc phần mềm độc hại. Điều này đặc biệt quan trọng khi giao tiếp thông tin nhạy cảm hoặc quan trọng.
 - Phụ thuộc vào công nghệ: Giao tiếp trong không gian mạng phụ thuộc vào sự ổn định của kết nối Internet và các thiết bị điện tử. Mất kết nối hoặc sự cố kỹ thuật có thể gây gián đoạn trong quá trình giao tiếp và làm mất đi sự hiệu quả.

2. THỂ HIỆN TÍNH NHÂN VĂN TRONG KHÔNG GIAN MẠNG

Hoạt động 2 (trang 36): Trong các trường hợp sau trường hợp nào không phải là sự thể hiện của việc ứng xử nhân văn trong không gian mạng?
 A. Đưa lên mạng ảnh chụp bạn trong một tư thế không đẹp.
 B. Sử dụng những ngôn từ khiếm nhã khi phê phán bạn trên mạng xã hội.
 C. Ngăn không cho bạn gửi lên mạng video quay cảnh hai bạn trong lớp đánh nhau.
 D. Chụp đoạn nhật ký của bạn (viết về những điều bạn không hài lòng về một bạn cùng lớp) rồi gửi cho các bạn khác.

Gợi ý trả lời:

Trường hợp không phải là sự thể hiện của việc ứng xử nhân văn trong không gian mạng là:
 A. Đưa lên mạng ảnh chụp bạn trong một tư thế không đẹp.
 B. Sử dụng những ngôn từ khiếm nhã khi phê phán bạn trên mạng xã hội.
 D. Chụp đoạn nhật ký của bạn (viết về những điều bạn không hài lòng về một bạn cùng lớp) rồi gửi cho các bạn khác.

CÂU HỎI

Câu hỏi 1 (trang 38): Hãy mô tả sơ bộ chức năng hoạt động của một số các ứng dụng Al được nêu ở trên.Khi giao tiếp trong không gian mạng, nên tránh những hành vi nào sau đây?
 A. Liên tục gửi các tin nhắn vô thưởng vô phạt cho người khác.
 B. Chia sẻ các thông tin về thành công của bạn bè, các tấm gương sống đẹp,...
 C. Chia sẻ thông tin cá nhân của người khác mà không được phép.
 D. Nói xấu hoặc đe dọa người khác trên mạng xã hội.

Gợi ý trả lời:

Khi giao tiếp trong không gian mạng, nên tránh những hành vi sau đây:
 A. Liên tục gửi các tin nhắn vô thưởng vô phạt cho người khác.
 C. Chia sẻ thông tin cá nhân của người khác mà không được phép.
 D. Nói xấu hoặc đe dọa người khác trên mạng xã hội.
Câu hỏi 2 (trang 38): Hành vi nào dưới đây không phù hợp với tính nhân văn khi giao tiếp trong không gian mạng?
 A. Tôn trọng ý kiến và quan điểm của người khác.
 B. Sử dụng từ ngữ thô tục và xúc phạm để thể hiện sự bất bình.
 C. Chủ động tìm hiểu thêm thông tin trước khi đưa ra ý kiến của mình.
 D. Chê bai việc làm của người khác.

Gợi ý trả lời:

Hành vi không phù hợp với tính nhân văn khi giao tiếp trong không gian mạng là:
 B. Sử dụng từ ngữ thô tục và xúc phạm để thể hiện sự bất bình.
 D. Chê bai việc làm của người khác.

LUYỆN TẬP

Luyện tập 1 (trang 38): Hãy kể về một trải nghiệm giao tiếp trong không gian mạng mà em từng tham gia.

Gợi ý trả lời:

 Em đã từng dùng cuộc gọi nhóm zalo để trao đổi với các bạn về một bài tập mà bản thân em không giải quyết được,…
Luyện tập 2 (trang 38): Hãy nêu một vài ví dụ minh họa cho việc vận dụng các lợi ích của giao tiếp trong không gian mạng để tạo sự tiện lợi cho công việc hoặc cuộc sống.

Gợi ý trả lời:

Một số ví dụ minh họa cho việc vận dụng các lợi ích của giao tiếp trong không gian mạng để tạo sự tiện lợi cho công việc hoặc cuộc sống:
 - Học trực tuyến.
 - Làm việc từ xa.
 - Mua sắm trực tuyến.
 …
Vận dụng (trang 38): Chọn một tình huống giả định trong học tập hoặc trong cuộc sống, ví dụ như bị ốm cần mượn vở của bạn để chép bài,…Hãy viết một thư điện tử gửi cho bạn để trao đổi tình huống đó.

Gợi ý trả lời:

 Subject: Mượn vở để chép bài
 Chào bạn,
 Mình viết email này nhờ bạn cho mình mượn một quyển vở để chép bài, do mấy ngày qua mình bị ốm nên không đến trường được.
 Rất mong bạn có thể cho mình mượn vở, sau khi chép bài xong mình sẽ trả lại quyển vở ngay cho bạn. Nếu bạn đồng ý, hãy trả lời cho mình biết nhé! Cảm ơn bạn rất nhiều . Mong sớm nhận được phản hồi từ bạn.
 Trân trọng, [Tên của bạn]

---The end!---

CÙNG CHUYÊN MỤC:
PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 21 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 9 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 7. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 7 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 7. ỨNG DỤNG TIN HỌC

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 5 - THỰC HÀNH CHIA SẺ TÀI NGUYÊN TRÊN MẠNG (KNTT - CS & ICT)

Bài 5 - Thực hành chia sẻ tài nguyên trên mạng (kntt)
 Đây là bài soạn gợi ý trả lời SGK tin học 12 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (CS) và Tin học ứng dụng (ICT). Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em có nhiều sức khỏe và chăm ngoan học giỏi.
Nháy vào các mục bên dưới để xem nhanh hơn
Hoạt động 1 Hoạt động 2 Luyện tập Vận dụng

1. CHIA SẺ TỆP VÀ THƯ MỤC TRÊN MẠNG CỤC BỘ

Hoạt động 1 (trang 26): Để hai máy tính có thể chia sẻ tài nguyên qua mạng cục bộ cần những điều kiện nào sau đây?
 A. Kết nối hai máy tính với nhau qua mạng.
 B. Người chia sẻ và được chia sẻ phải “kết bạn” với nhau, tương tự như trên mạng xã hội.
 C. Người được chia sẻ phải đề xuất yêu cầu và trả phí truy cập tài nguyên.
 D. Người chia sẻ phải cấp quyền truy cập tài nguyên, chẳng hạn được xem, được sửa, được xóa,…

Gợi ý trả lời:

Để hai máy tính có thể chia sẻ tài nguyên qua mạng cục bộ, cần những điều kiện sau đây:
 D. Người chia sẻ phải cấp quyền truy cập tài nguyên, chẳng hạn được xem, được sửa, được xóa...
 Điều này đảm bảo rằng người dùng khác có thể truy cập vào các tài nguyên được chia sẻ và thực hiện các hành động như xem, chỉnh sửa hoặc xóa tài liệu tùy theo quyền truy cập được cấp phép.

2. CHIA SẺ MÁY IN

Hoạt động 2 (trang 30): Trong phòng làm việc của cơ quan, các máy tính đều được kết nối trong một LAN. Chỉ có một máy in nối với một máy tính nhưng mọi máy tính đều có thể in được bằng máy in này. Như vậy máy in có thể chia sẻ được. Hãy thảo luận xem việc chia sẻ máy in có lợi ích gì.

Gợi ý trả lời:

Việc chia sẻ máy in có những lợi ích sau:
 - Tiết kiệm chi phí: Thay vì mỗi máy tính cần một máy in riêng, việc chia sẻ máy in giúp tiết kiệm chi phí mua sắm và duy trì nhiều thiết bị in.
 - Thuận tiện và linh hoạt: Mọi người trong cùng một mạng LAN có thể dễ dàng truy cập và sử dụng máy in chung mà không cần phải di chuyển đến nơi đặt máy in.
 - Tăng hiệu suất làm việc: Việc chia sẻ máy in giúp tăng hiệu suất làm việc bằng cách giảm thời gian và công sức cần thiết để in các tài liệu từ nhiều máy tính khác nhau.
 - Dễ quản lí và duy trì: Chia sẻ máy in đơn giản hóa việc quản lý và duy trì hệ thống in ấn trong một mạng LAN. Việc cập nhật và bảo trì máy in cũng dễ dàng hơn khi chỉ cần xử lý một thiết bị duy nhất.

LUYỆN TẬP

Luyện tập 1 (trang 33): Lập các nhóm, mỗi nhóm hai máy tính (gọi là máy A và máy B) thực hành chia sẻ thư mục. Trên mỗi máy tính, hãy tạo một thư mục, có ít nhất một thư mục con và một số tệp văn bản.
 a) Máy A chia sẻ tệp và thư mục với quyền read. Máy B kiểm tra lại việc sử dụng các tệp chia sẻ để thấy có thể đọc nhưng không thể sửa.
 b) Máy A thiết lập lại chế độ chia sẻ với quyền read/wtite. Máy B kiểm tra lại việc sử dụng các tệp chia sẻ để thấy có thể đọc và sửa được.
 c) Máy A hủy bỏ chia sẻ. Máy B kiểm tra để thấy rằng không còn được chia sẻ.
 d) Đảo vai trò, máy B thực hiện các chế độ chia sẻ và máy A kiểm tra.

Gợi ý trả lời:

Quy trình thực hiện các bước theo yêu cầu:
1. Lập các nhóm:
 Nhóm 1: Máy A1 và Máy B1
 Nhóm 2: Máy A2 và Máy B2
2. Thực hiện các thao tác thực hành:
 a) Máy A chia sẻ tệp và thư mục với quyền read:
  Trên Máy A1:
   - Tạo một thư mục và thêm vào ít nhất một tệp văn bản.
   - Chia sẻ thư mục với quyền read.
  Trên Máy B1:
   - Kết nối đến máy A1 và truy cập vào thư mục chia sẻ.
   - Kiểm tra xem các tệp có thể đọc được nhưng không thể sửa được.
 b) Máy A thiết lập lại chế độ chia sẻ với quyền read/write:
  Trên Máy A1: Chỉnh sửa cài đặt chia sẻ để cung cấp quyền read/write.
  Trên Máy B1: Kiểm tra lại việc sử dụng các tệp chia sẻ để thấy có thể đọc và sửa được.
 c) Máy A hủy bỏ chia sẻ:
  Trên Máy A1: Hủy bỏ chia sẻ thư mục.
  Trên Máy B1: Kiểm tra để thấy rằng thư mục không còn được chia sẻ nữa.
 d) Đảo vai trò: Thực hiện tương tự như trên nhưng lần này Máy B2 chia sẻ và Máy A2 kiểm tra.
Luyện tập 2 (trang 33): Thực hành chia sẻ máy in theo từng cặp hai nhóm học sinh. Nhóm 1 chia sẻ máy in để nhóm hai sử dụng, sau đó đổi lại vai trò.

Gợi ý trả lời:

Để thực hiện thực hành chia sẻ máy in giữa hai nhóm học sinh, các bước cần thực hiện như sau:
 Bước 1: Chuẩn bị máy in và máy tính
  Nhóm 1:
   - Máy in của nhóm 1.
   - Một máy tính của nhóm 1 để chia sẻ máy in.
  Nhóm 2: Một máy tính của nhóm 2 để sử dụng máy in.
 Bước 2: Chia sẻ máy in
  Nhóm 1: Trên máy tính của nhóm 1, chia sẻ máy in sao cho máy tính của nhóm 2 có thể truy cập và sử dụng được máy in này.
  Nhóm 2: Kết nối máy tính của nhóm 2 đến máy in đã được chia sẻ từ nhóm 1.
 Bước 3: Sử dụng máy in
  Nhóm 2: Sử dụng máy tính của mình để in các tài liệu hoặc hình ảnh bằng máy in đã được chia sẻ từ nhóm 1.
 Bước 4: Đổi vai trò
  Sau khi nhóm 2 đã sử dụng xong máy in, đảo vai trò giữa hai nhóm.
 Bước 5: Thực hiện lại từ đầu
  Nhóm 2: Chia sẻ máy in từ máy tính của nhóm 2 để nhóm 1 sử dụng.
  Nhóm 1: Sử dụng máy tính của mình để truy cập và sử dụng máy in đã được chia sẻ từ nhóm 2.
Vận dụng (trang 33): Về phương diện lưu trữ, có thể xem toàn bộ đĩa là thư mục lớn nhất chứa các thư mục khác. Có thể chia sẻ toàn bộ đĩa giống như chia sẻ thư mục.
 Để chia sẻ đĩa cần nháy nút phải chuột vào biểu tượng đĩa, chọn properties rồi thực hiện chia sẻ. Hãy tìm hiểu và thực hiện việc chia sẻ toàn bộ một đĩa.

Gợi ý trả lời:

Thực hiện việc chia sẻ toàn bộ một đĩa trên Windows:
 - Chuẩn bị:
  + Đảm bảo bạn đã đăng nhập vào máy tính với quyền quản trị.
  + Kiểm tra đĩa mà bạn muốn chia sẻ.
 - Chia sẻ đĩa:
  + Nhấp chuột phải vào biểu tượng đĩa mà bạn muốn chia sẻ (thường là ổ đĩa C: hoặc D:).
  + Chọn "Properties" từ menu xuất hiện.
  + Trong cửa sổ Properties, chọn tab "Sharing".
  + Nhấn vào nút "Advanced Sharing...".
  + Trong cửa sổ mới xuất hiện, đánh dấu vào hộp "Share this folder".
  + Đặt tên chia sẻ (Share name) cho đĩa, ví dụ "Drive_Share".
  + Nhấn "Permissions" để cấu hình quyền truy cập cho người dùng trên mạng.
  + Sau khi cấu hình xong, nhấn "OK" để đóng cửa sổ Permissions, sau đó nhấn "OK" một lần nữa để hoàn tất việc chia sẻ đĩa.
 - Kiểm tra trên mạng:
  + Trên máy tính khác trong cùng mạng LAN, mở File Explorer và nhập địa chỉ "\[địa chỉ IP hoặc tên máy tính chứa đĩa chia sẻ][tên chia sẻ]" vào thanh địa chỉ và nhấn Enter. Bạn sẽ thấy đĩa đã được chia sẻ xuất hiện và có thể truy cập vào nó từ máy tính khác trong mạng.

---The end!---

CÙNG CHUYÊN MỤC:
PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 21 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 9 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 7. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 7 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 7. ỨNG DỤNG TIN HỌC

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook