1. Khái niệm
Biểu mẫu là một đối tượng trong CSDL
Access được thiết kế để:
-Hiển
thị dữ liệu trong bảng dưới dạng thuận lợi để xem, nhập và sửa dữ liệu
-Thực
hiện các thao tác thông qua các nút lệnh (do người thiết kế tạo ra).
*Lưu
ý: Dữ liệu nguồn cho biểu mẫu có thể lấy từ bảng hoặc mẫu hỏi.
2. Tạo biểu mẫu mới (dùng thuật sĩ)
-Chọn (1) Create và nháy nút (2) Form Wizard
-Trong hộp thoại Form Wizard:
+Chọn bảng (hoặc mẫu hỏi) từ ô (1) Tables/Queries;
+Chọn
các trường đưa vào biểu mẫu từ ô (2) Available Fiels đưa sang ô (3) Seleted Field
bằng cách nháy các nút (4) >
>> nếu lấy dư có thể
chuyển trả lại bằng các nút (5) <
<<
+Nháy
(6) Next để
tiếp tục.
-Chọn bố cục cho biểu mẫu (1)
-Nháy nút Next
-Nhập tiêu đề cho biểu mẫu (1)
-Open the Form to view or enter information:
Xem hay nhập thông tin (2)
-Modify the form's design: Sửa đổi thiết
kế. (3)
-Nháy
nút Finish để hoàn thành.
Ta đã có biểu mẫu dạng cột như sau:
Chuyển biểu mẫu sang chế độ thiết kế
để chỉnh sửa
*Ở
chế độ thiết kế ta có thể thực hiện các thao tác:
-Thay
đổi nội dung các tiêu đề;
-Sử
dụng phông chữ tiếng Việt;
-Thay
đổi kích thước trường
-Di
chuyển vị trí các trường
-Sau
khi thay đổi nháy nút Save để lưu biểu mẫu
3. Các chế độ làm việc của biểu mẫu
a).Chế
độ biểu mẫu
-Nháy
đúp chuột vào tên biểu mẫu
b).Chế
độ thiết kế
-Nháy
chuột phải lên tên biểu mẫu, chọn Design
View
*Một
số thao tác có thể thực hiện trong chế độ thiết kế:
-Thêm/bớt,
thay đổi vị trí, kích thước các trường dữ liệu;
-Định
dạng phông chữ cho các trường dữ liệu và các tiêu đề;
-Tạo những nút lệnh (đóng biểu mẫu, chuyển đến bản ghi đầu, bản ghi cuối, …) để người dùng thao tác thuận tiện với dữ liệu.