Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

Hiển thị các bài đăng có nhãn ly-thuyet-tin-10. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ly-thuyet-tin-10. Hiển thị tất cả bài đăng

Bài 8-Những ứng dụng của tin học

 1. Giải các bài toán khoa học kĩ thuật

     Các bài toán từ các lĩnh vực thiết kế kĩ thuật, xử lí các số liệu thực nghiệm,… thường có khối lượng rất lớn các tính toán số. Cần phải thực hiện trên máy tính vì:

          -Đưa ra được nhiều phương án hơn

         -Thực hiện nhanh hơn, hoàn thiện hơn và chi phí thấp hơn

2. Hỗ trợ việc quản lí

     Các phần mềm chuyên dụng cho việc quản lí như: MicroSoft Excel, MicroSoft Access,…

Quy trình ứng dụng tin học để quản lý thường gồm các bước:

     -Tổ chức lưu trữ các hồ sơ, chứng từ trên máy, bao gồm cả việc sắp xếp chúng một cách hợp lý để tiện dùng

     -Xây dựng các chương trình tiện dụng làm các việc như cập nhật (bổ sung, sửa chữa, loại bỏ,...) các hồ sơ

     -Khai thác thông tin theo các yêu cầu khác nhau: tìm kiếm, thống kê, in các biểu bảng,...

3. Tự động hóa và điều khiển

     -Với sự trợ giúp của máy tính, con người có được những quy trình công nghệ tự động hóa linh hoạt, chuẩn xác, chi phí thấp, hiệu quả và đa dạng

     -Ví dụ: Con người không thể phóng được các vệ tinh nhân tạo hay bay lên vũ trụ nếu không có sự trợ giúp của các hệ thống máy tính.

4. Truyền thông

     -Từ mạng mạng máy tính toàn cầu Interner, chúng ta đã phát triển được nhiều dịch vụ tiện lợi, đa dạng như: thương mại điện tử (E-commerce), đào tạo điện tử (E-learning), chính phủ điện tử (E-government),...

      -Tạo khả năng dễ dàng truy cập kho tài nguyên tri thức của nhân loại.

5. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng

     -Với sự trợ giúp của các chương trình soạn thảo và xử lí văn bản, xử lí ảnh, các phương tiện in gắn với máy tính, tin học đã tạo cho việc biên soạn các văn bản hành chính, lập kế hoạch công tác, luân chuyển văn thư,… một bộ mặt hoàn toàn mới

     -Các khái niệm mới như văn phòng điện tử, xuất bản điện tử, … ngày càng trở nên quen thuộc

6. Trí tuệ nhân tạo

     -Là việc nghiên cứu ra các máy móc có thể đảm đương một số hoạt động thuộc lĩnh vực trí tuệ của con người hoặc những hoạt động đặc thù của con người (như hiểu ngôn ngữ tự nhiên dưới dạng chứ viết tay, nghe và hiểu tiếng nói,…).

     -Máy tính có thể giúp con người tính đến các yếu tố, tình huống liên quan đến một công việc nào đó, như thế nào, cần quyết định nên tiến hành bằng cách xem xét các khả năng và đưa ra một số phương án có thể lựa chọn tương đối tốt với những lí giải kèm theo.

     -Lưu ý: máy tính không thể quyết định thay cho con người. Máy chỉ đưa ra những phương án có thể có và con người sẽ quyết định sự lựa chọn phương án thích hợp

7. Giáo dục

     -Nhờ áp dụng các thành tựu của tin học, ta có thể thiết kế nhiều thiết bị hỗ trợ cho việc học tập, làm cho việc dạy và học trở nên sinh động, gây hứng thú cho người học.

     -Việc học còn có thể thực hiện thông qua internet, các hình thức đào tạo từ xa qua mạng máy tính ngày càng được phổ biến trên quy mô toàn cầu.

8. Giải trí

     -Có thể sử dụng phần mếm máy tính để: chơi trò chơi, xem phim, nghe nhạc, học vẽ,…

     -Các phần mềm này cùng với các phần mềm xử lí hình ảnh, âm thanh tạo cho con người nhiều phương tiện giải trí mới, phong phú.

Bài 9-Tin học và xã hội

 1. Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội

     -Hiện nay, các thành tựu của tin học được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội và đem lại nhiều hiệu quả to lớn.

     -Sự phát triển của tin học làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động.

     -Ứng dụng vào giáo dục nâng cao dân trí kết hợp với việc đào tạo các nguồn nhân lực chất lượng cao.

      Để phát triển tin hoc cần 2 điều kiện quan trọng

          +Một xã hội có tổ chức trên cơ sở pháp lí chặt chẽ.

          +Đội ngũ lao động có trí tuệ.

2. Xã hội tin học hóa

     Xã hội tin học hoá là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hỗ trợ của các hệ thống tin học, các mạng máy tính kết nối thông tin liên vùng, liên quốc gia.

      Lợi ích:

          +Các giao dịch mặt đối mặt ít đi (mua bán qua mạng)

          +Phối hợp làm việc hiệu quả hơn

          +Tiết kiệm thời gian

          +Năng suất lao động tăng

          +Lao động chân tay bớt dần và con người sẽ tập trung vào lao động trí óc

         +Thế hệ robot thay thế con người làm việc những nơi nguy hiểm (dưới nước sâu, trên cao,…)

          +Nâng cao chất lượng cuộc sống con người

3. Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa

      -Phải có ý thức bảo vệ thông tin vì đó là tài sản chung của con người.

      -Mọi hành động vô ý thức hoặc cố ý làm ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của hệ thống đều là trái pháp luật.

      -Giáo dục, đào tạo thế hệ mới nhằm đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

      -Đưa ra những điều luật bảo vệ thông tin và xử lý các tội phạm về tin học.

Bài 10-Khái niệm về hệ điều hành

 1. Khái niệm hệ điều hành( Operating System)

     - Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ  đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các chương trình, quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.

2. Các chức năng và thành phần của hệ điều hành

     Các chức năng của hệ điều hành gồm:

          - Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống.

         - Cung cấp tài nguyên (bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi,...) cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó;

         - Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các phương tiện để tìm kiếm và truy cập thông tin;

         - Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím, màn hình, đĩa CD,...) để có thể khai thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả;

          - Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống (làm việc với đĩa, truy cập mạng,...).

     Mỗi chức năng được một nhóm chương trình trong hệ điều hành đảm bảo thực hiện. Các nhóm chương trình này là các thành phần của hệ điều hành.

3. Phân loại hệ điều hành

     Có 3 loại chính:

          -Đơn nhiệm một người dùng

          -Đa nhiệm một người dùng

          -Đa nhiệm nhiều người dùng

Bài 11-Tệp và quản lý tệp

 1. Tệp và thư mục

a) Tệp và tên tệp

Tệp, còn được gọi là tập tin, là 1 tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành 1 đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. Mỗi tệp có 1 tên để truy cập.

Qui tắc đặt tên tệp trong các hệ điều hành Windows của Microsoft:

• Tên tệp không quá 255 kí tự, thường gồm hai phần: phần tên (Name) và phần mở rộng (còn gọi là phần đuôi - Extention) và được phân cách nhau bằng dấu chấm (.);

• Phần mở rộng của tên tệp không nhất thiết phải có và được hệ điều hành sử dụng để phân loại tệp;

• Không được dùng các kí tự sau trong tên tệp: \ / : ? ″ < > |.

• Ví dụ: vanban; BAITAP.PAS; …

b) Thư mục

Dùng để quản lí các tệp dễ dàng, tệp thường được lưu trữ trong các thư mục.

   + Thư mục có thể lưu trữ các thư mục khác

   + Tên thư mục phải đặt theo quy tắc như đặt tên tệp

   + Cấu trúc thư mục có dạng cây


*Đường dẫn: Đi từ thư mục gốc đến thư mục chứa tệp và sau cùng là tên tệp phân cách nhau bởi dấu “\”

- Ví dụ: C:\PASCAL\BAITAP\BT1.PAS.

2. Hệ thống quản lí tệp

- Hệ thống quản lí tệp có một số đặc trưng sau:

+ Đảm bảo tốc độ truy cập thông tin cao, làm cho hiệu suất chung của hệ thống không bị phụ thuộc nhiều vào tốc độ của thiết bị ngoại vi;

+ Độc lập giữa thông tin và phương tiện mang thông tin;

+ Độc lập giữa phương pháp lưu trữ và phương pháp xử lí;

+ Sử dụng bộ nhớ ngoài một cách hiệu quả;

+ Tổ chức bảo vệ thông tin giúp hạn chế ảnh hưởng của các lỗi kĩ thuật hoặc chương trình.

Hệ thống quản lí tệp cho phép người dùng thực hiện: tạo thư mục, đối tên, xóa, sao chép, di chuyển tệp/thư mục, xem nội dung thư mục, tìm kiếm tệp/thư mục,...đảm bảo thuận tiện tối đa cho người dùng

Bài 12-Giao tiếp với hệ điều hành

 1. Nạp hệ điều hành

     Để làm việc với máy tính, hệ điều hành phải được nạp vào bộ nhớ trong. Muốn nạp hệ điều hành ta cần:

     - Có đĩa khởi động.

     -Thực hiện một trong các thao tác sau:

          + Bật nguồn (khi máy đang ở trạng thái tắt)

          + Nhấn nút Reset (nếu máy đang hoạt động).

2. Cách làm việc với hệ điều hành

Có 2 cách:

      - Cách 1: Sử dụng các lệnh (Command).

    Cách 2: Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra như nút lệnh, bảng chọn,…

3. Ra khỏi hệ thống

Gồm 3 chế độ chính:

     + Tắt máy (Shut Down hoặc Turn off)

     + Tạm ngừng (Stand By)

     + Ngủ đông (Hibernate)

Bài 13-Một số hệ điều hành thông dụng

 1. Hệ điều hành MS – DOS

   - Là hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng

2. Hệ điều hành Windows

   - Là hệ điều hành đa nhiệm

   - Có một hệ thống giao diện dựa trên cơ sở bảng chọn với các biểu tượng kết hợp giữa đồ hoạ và văn bản giải thích;

   - Cung cấp nhiều công cụ xử lí đồ hoạ và đa phương tiện (Multimedia) đảm bảo khai thác có hiệu quả nhiều loại dữ liệu khác nhau như âm thanh, hình ảnh,...

   - Đảm bảo các khả năng làm việc trong môi trường mạng.



3. Các hệ điều hành UNIX và Linux

• Hệ điều hành UNIX

   - Là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng.

   - Có hệ thống quản lí tệp đơn giản và hiệu quả;

   - Có một hệ thống phong phú các môđun và chương trình tiện ích hệ thống.

• Hệ điều hành Linux

Trên cơ sở của UNIX, năm 1991 Linus Torvalds đã phát triển một hệ điều hành mới cho máy tính cá nhân gọi là Linux. Linux cung cấp cả chương trình nguồn của toàn bộ hệ thống, làm cho nó có tính mở rất cao, mọi người có thể dễ dàng đọc hiểu các chương trình hệ thống, sửa đổi, bổ sung, nâng cấp mà không vi phạm bản quyền tác giả.

Bài 14-Khái niệm về soạn thảo văn bản

 1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản

Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn thảo văn bản: gõ (nhập) văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản.

a) Nhập và lưu trữ văn bản

     - Trong khi gõ, hệ soạn thảo văn bản quản lí một cách tự động việc xuống dòng. Có thể lưu trữ để tiếp tục hoàn thiện hoặc in ra giấy.

b) Sửa đổi văn bản

     - Sửa đổi kí tự và từ.

     - Sửa đổi cấu trúc văn bản.

c) Trình bày văn bản

     Khả năng định dạng kí tự

     - Phông chữ (Time New Roman, Arial, Courier New,…);

     - Cỡ chữ (12, 18, 24,...);

     - Kiểu chữ (đậm, nghiêng, gạch chân,…);

     - Màu sắc (đỏ, xanh, vàng,...);

     - Vị trí tương đối so với dòng kẻ (cao hơn, thấp hơn);

     - Khoảng cách giữa các kí tự trong một từ và giữa các từ với nhau.

     Khả năng định dạng đoạn văn bản

     - Vị trí lề trái, lề phải của đoạn văn bản;

     - Căn lề (trái, phải, giữa, đều 2 bên);

     - Dòng đầu tiên: thụt vào hay nhô ra so với cả đoạn văn bản;

     - Khoảng cách đến đoạn văn bản trước, sau;

     - Khoảng cách giữa các dòng trong cùng đoạn văn bản,...

     Khả năng định dạng trang văn bản

     - Lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải của trang;

     - Hướng giấy (nằm ngang hay thẳng đứng);

     - Kích thước trang giấy;

     - Tiêu đề trên (đầu trang), tiêu đề dưới (cuối trang),...


d) Một số chức năng khác

     - Tìm kiếm và thay thế.

     - Cho phép gõ tắt hoặc tự động sửa lỗi khi gõ sai.

     - Tạo bảng và thực hiện tính toán, sắp xếp dữ liệu trong bảng.

     - Tạo mục lục.

     - Chia văn bản thành các phần.

     - Tự động đánh số trang.

     - Chèn hình ảnh và kí hiệu đặc biệt.

     - Vẽ hình và tạo chữ nghệ thuật.

     - Kiểm tra chính tả.

     - Hiển thị văn bản dưới nhiều góc độ khác nhau.

2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản

a) Các đơn vị xử lí trong văn bản:

     - Kí tự (Character).

     - Từ (Word).

     - Câu (Sentence).

     - Dòng (Line).

     - Đoạn văn bản (Paragraph).

     - Trang (Page).

     - Trang màn hình.

b) Một số quy ước trong việc gõ văn bản

     - Các dấu ngắt câu (.) (,) (;) (:) (!) (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách trống nếu sau đó vẫn còn nội dung.

     - Giữa các từ chỉ dùng một dấu cách trống để phân cách, giữa các đoạn chỉ xuống dòng bằng một lần nhấn phím Enter.

     - Các dấu mở ngoặc (gồm (, {, [, < ) và các dấu mở nháy (gồm ‘, “ ) phải được đặt sát vào bên trái kí tự  đầu tiên của từ tiếp theo. Tương tự, các dấu đóng ngoặc (gồm >, ], }, ) ) và các dấu đóng nháy (gồm , ) phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó.

3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản

a) Xử lí chữ Việt trong máy tính: bao gồm các việc chính sau:

     - Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính.

     - Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản chữ Việt.

b) Gõ chữ Việt:

     - Để gõ được chữ Việt cần phải có chương trình điều khiển cho phép máy tính nhận mã tiếng Việt như: Vietkey, Unikey.....

     - Hai kiểu gõ chữ Việt phổ biến hiện nay là:

          +Kiểu TELEX

          +Kiểu VNI

c) Bộ mã chữ Việt:

     - Bộ mã chữ Việt dựa trên bộ mã ASCII là:

          +Bộ mã TCVN3 (hay ABC)

          +Bộ mã VNI

     - Bộ mã chung cho mọi ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới là: Unicode. Hiện nay bộ mã Unicode được quy định để sử dụng trong các văn bản hành chính của Việt Nam.

d) Bộ phông chữ Việt: để hiển thị và in được chữ Việt, cần có các bộ chữ Việt (bộ phông), tương ứng với các bộ mã ta có các bộ phông:

     - Ứng với bộ mã TCVN3 thì ta có tiếp đầu ngữ là .Vn (như: .VnTime, .VnArial,... )

     - Ứng với bộ mã VNI ta có tiếp đầu ngữ: VNI (như VNI-Times, VNI-Helve,...)

     - Ứng với bộ mã UNICODE, ta có các bộ phông: Arial, Times New Roman, Tahoma,

e) Các phần mềm hỗ trợ chữ Việt:

     - Phần mềm kiểm tra chính tả, tự động sửa lỗi, sắp xếp, phần mềm nhận dạng chữ Việt,…đã và đang được phát triển.

Bài 15-Làm quen với Microsoft Word

1. Màn hình làm việc của Word

    - Word khởi động theo 2 cách:

        +Cách 1: Nháy đúp chuột lên biểu tượng Word trên màn hình Desktop.

        +Cách 2: Từ nút Start ® All Program ® Microsoft Office ® Microsoft Word.

a).Các thành phần chính trên màn hình

- Màn hình làm việc của Word gồm: Thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, các nút công cụ, thanh trạng thái, các thanh cuộn, nút điều khiển (thu nhỏ, điều chỉnh, đóng),…

b. Thanh bảng chọn

        + File: Các lệnh xử lí tệp văn bản

        + Home: Các lệnh soạn thảo và định dạng văn bản

        + Insert: Các lệnh chèn đối tượng vào văn bản

      + Page layout: Định dạng trang in, giao diện, nền trang, đoạn văn bản, sắp xếp…

        + References: Bao gồm các chức năng Endnote, Footnote, mục lục tự động…

        + Mailings: Các chứng năng Mail merge

        + Review: bắt lỗi chính tả, ghi chú (comments), bảo vệ (password)….

        + View: chức năng hiển thị print layout, outline, phóng to thu nhỏ (zoom),…

c. Các nút công cụ

- Chứa biểu tượng của một số lệnh thường dùng như:

     New: tạo tệp mới

     Open: mở tệp đã có

     Save: lưu tệp đang mở

     Print: In tệp đang mở

     …….

2. Kết thúc phiên làm việc với Word

- Cách lưu văn bản:

     + Cách 1: Chọn File ® Save

     + Cách 2: Chọn nút lệnh Save

     + Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S

- Các trường hợp khi lưu văn bản:

     + Trường hợp 1: Khi văn bản được lưu lần đầu:

·    Xuất hiện cửa sổ Save As

·    Đặt tên cho tệp văn bản, sau đó chọn nút Save.

   + Trường hợp 2: Khi văn bản đã được lưu ít nhất một lần thì khi lưu, mọi thay đổi trên văn bản sẽ được lưu và không xuất hiện cửa sổ Save As. (Ta có thể lưu văn bản này với tên khác bằng cách chọn: File ® Save As).

- Kết thúc phiên làm việc với văn bản, chọn File ® Close hoặc nháy chuột vào biểu tượng dấu x bên phải thanh bảng chọn.

- Kết thúc phiên làm việc với Word, chọn File ® Exit hoặc nháy chuột vào biểu tượng dấu x bên phải màn hình của Word.

3. Soạn thảo văn bản đơn giản

a. Mở tệp văn bản

- Mở tệp văn bản mới:

·   Cách 1: Chọn File ® New

·   Cách 2: Chọn nút lệnh New

·   Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N

- Mở tệp văn bản đã có:

·   Cách 1: Chọn File ® Open

·   Cách 2: Chọn nút lệnh Open

·   Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O

Chọn tệp cần mở trong hộp thoại Open, chọn nút Open.

b. Con trỏ văn bản và con trỏ chuột

- Có hai loại con trỏ trên màn hình: Con trỏ văn bản (còn được gọi là trỏ soạn thảo) và con trỏ chuột. Con trỏ văn bản có dạng | chỉ ra vị trí nơi các ký tự xuất hiện khi ta gõ từ bàn phím. Muốn chèn ký tự hay đối tượng vào văn bản ta phải đưa con trỏ tới vị trí cần chèn.

- Có 2 cách di chuyển con trỏ văn bản:

·   Dùng chuột.

·   Dùng phím: Nhấn các phím Home, End, Page Up, Page Down, các phím mũi tên hoặc tổ hợp phím Ctrl và các phím đó.

- Để xem các phần văn bản khác một cách nhanh chóng, có thể sử dụng thanh cuộn ngang và thanh cuộn dọc.

c. Gõ văn bản

- Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn và sang đoạn mới.

- Có 2 chế độ gõ văn bản:

·   Chế độ chèn (Insert): ký tự gõ vào sẽ được chèn vào trước nội dung đã có, từ vị trí con trỏ văn bản.

·   Chế độ đè (Overtype): ký tự gõ vào sẽ được đè lên ký tự đã có ở bên phải con trỏ văn bản.

- Để chuyển đổi giữa 2 chế độ gõ ta nhấn phím Insert trên bàn phím và quan sát trên thanh trạng thái.

d. Các thao tác biên tập văn bản

- Chọn văn bản: (đánh dấu, tô đen)

          +Sử dụng chuột

          +Sử dụng bàn phím

- Xóa văn bản

          +Dùng phím Backspace để xóa ký tự trước con trỏ văn bản

          +Dùng phím Delete để xóa ký tự sau con trỏ văn bản.

     Muốn xóa phần văn bản lớn hơn, ta chọn phần văn bản muốn xóa và bấm phím Delete

- Sao chép đoạn văn bản:

     - Chọn phần văn bản cần sao chép

     - Nháy nút lệnh Copy (Ctrl +C)

     - Đưa con trỏ chuột đến vị trí cần chép văn bản đến

     - Nháy nút lệnh Paste (Ctrl + V)

- Di chuyển đoạn văn bản:

     - Chọn phần văn bản cần di chuyển

     - Nháy nút lệnh Cut (Ctrl + X)

     - Đưa con trỏ chuột đến vị trí cần chuyển đoạn văn bản  đến

     - Nháy nút lệnh Paste (Ctrl + V)

Bài đăng phổ biến

Bài đăng nổi bật

Thực hành tin học 10-Sách Kết nối tri thức, Bài thực hành số 16-Vẽ miếng dưa hấu có văn bản

Yêu cầu: Vẽ miếng dưa hấu như hình 14.7. Đây là phần luyện tập câu 3, sgk tin học 10 trang 81 (sách Kết nối tri thức).

Học Online!

-Học sinh nộp bài
-Học sinh xem điểm
-Video bài giảng lý thuyết
-Học sinh làm việc theo nhóm
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Học sinh làm bài trắc nghiệm Online
-Video hướng dẫn làm bài tập thực hành

Tin học 10-kntt

-Kiểm tra tin học 10 - kntt
-Lý thuyết tin học 10 - kntt
-Thực hành tin học 10 - kntt
-Trắc nghiệm tin học 10 - kntt
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Gợi ý trả lời sgk tin học 10 - kntt
-Bài giảng điện tử tin học 10 - kntt

Tin học 11, 12, TN-12

-Tốt nghiệp THPT
-Lý thuyết Python cơ bản
-Lý thuyết tin học 12
-Thực hành Python cơ bản
-Thực hành tin học 12
-Trắc nghiệm Python cơ bản
-Trắc nghiệm tin học 12

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook