Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

Đề kiểm tra thường xuyên 2, Học kỳ I - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 112 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)

 Đây là đề kiểm tra thường xuyên 2, học kỳ I - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 112 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng). Nội dung đề kiểm tra trong các bài 16, 17, 18, 19, 20. Các em xem đề rồi nháy chuột vào nút Bắt đầu làm bài ở cuối đề để làm bài trắc nghiệm Online nhé. Chúc các em làm bài thật tốt!


Câu 1. Trong ba nhóm đối tượng những người làm phần mềm, sử dụng phần mềm quản lí và quản trị CSDL, ai là ngưới chịu trách nhiệm chính mới công việc sau đây: Cập nhật dữ liệu, thiết kế dữ liệu, sao lưu dữ liệu?
 A. Nhóm người làm phần mềm.
 B. Nhóm người sử dụng phần mềm.
 C. Nhóm người quản trị CSDL.
 D. Không ai chịu trách nhiệm cả.
Câu 2. Chọn đáp án sai. Nhà quản trị CSDL cần có phẩm chất cần thiết nào sau đây?
 A. Tính cẩn thận, tỉ mỉ.
 B. Tính cẩu thả.
 C. Tính kiên trì.
 D. Tinh thần ham học.
Câu 3. Nhà quản trị CSDL có những nhiệm vụ chính nào sau đây?
 A. Cài đặt và cập nhật các hệ QTCSDL; Tạo lập và điều chỉnh CSDL; Đảm bảo tài nguyên cho các hoạt động CSDL; Đảm bảo an toàn thông tin.
 B. Cài đặt và cập nhật các hệ QTCSDL; Tạo lập và điều chỉnh CSDL; Đảm bảo tài sản cho các hoạt động CSDL; Đảm bảo an toàn, bảo mật.
 C. Cài đặt và cập nhật các hệ QTCSDL; Tạo lập và bổ sung CSDL; Đảm bảo tài nguyên cho các hoạt động CSDL; Đảm bảo an toàn, bảo mật.
 D. Cài đặt và cập nhật các hệ QTCSDL; Tạo lập và điều chỉnh CSDL; Đảm bảo tài nguyên cho các hoạt động CSDL; Đảm bảo an toàn, bảo mật.
Câu 4. Nhu cầu tuyển dụng nhà quản trị CSDL sẽ tăng nhanh cùng với quá trình
 A. chuyển đổi số.
 B. tin học hoá.
 C. công nghiệp hoá.
 D. hiện đại hoá.
Câu 5. Trước đây khi chưa có máy tính, việc quản lí dữ liệu thủ công là công việc
 A. rất tiện lợi.
 B. rất vất vả.
 C. rất nhanh chóng.
 D. rất kịp thời.
Câu 6. Để tải về một trong các bản MySQL, ta truy cập vào địa chỉ nào sau đây?
 A. https://dev.mysql.com/download/mysql/
 B. https://dev.mysqlserver.com/downloads/mysql/
 C. https://dev.mysql.com/downloads/mysql/
 D. https://dev.mysql.com/donloads/mysql/
Câu 7. Khi nháy đúp chuột vào biểu tượng phần mềm HeidiSQL, một cửa sổ như bên dưới xuất hiện. Để vào cửa sổ làm việc của HeidiSQL, cần thực hiện các công việc nào sau đây?
 A. Nhập Người dùng và Mật khẩu sau đó nháy vào nút Mới.
 B. Không cần nhập Người dùng và Mật khẩu, chỉ cần nháy vào nút Mở.
 C. Nhập Người dùng và Mật khẩu sau đó nháy vào nút Mở.
 D. Không cần nhập Người dùng và Mật khẩu, chỉ cần nháy vào nút Mới.
Câu 8. Khi giao diện làm việc của HeidiSQL dùng ngôn ngữ tiếng anh, nếu muốn thay đổi giao diện của HeidiSQL bằng ngôn ngữ tiếng việt. Các thao tác nào sau đây là đúng?
 A. Chọn Tools/Preferences/Data editor/thay đổi trong Application language
 B. Chọn Tools/Preferences/General/thay đổi trong Application language
 C. Chọn Edit/Preferences/General/thay đổi trong Application language
 D. Chọn Go to/Preferences/General/thay đổi trong Application language
Câu 9. Bảng banthuam có thể được viết ngắn gọn như sau:
banthuam(idBanthuam, tenBannhac, tenNhacsi, tenCasi)
Hãy cho biết trong bảng banthuam trường nào được chọn làm khoá chính, vì sao?
 A. Trường tenBannhac được chọn làm khoá chính, vì trường tenBannhac xác định duy nhất một bản nhạc.
 B. Trường tenNhacsi được chọn làm khoá chính, vì trường tenNhacsi xác định duy nhất một nhạc sĩ.
 C. Trường tenCasi được chọn làm khoá chính, vì trường tenCasi xác định duy nhất một ca sĩ.
 D. Trường idBanthuam được chọn làm khoá chính, vì trường idBanthuam xác định duy nhất một bản thu âm.
Câu 10. Bảng banthuam và bảng casi được viết ngắn gọn như bên dưới:
banthuam(idBanthuam, tenBannhac, tenNhacsi, idCasi)
casi(idCasi, tenCasi)
Hãy chỉ ra trường khoá chính và trường khoá ngoài cho các bảng?
 A. idCasi trong bảng casi là trường khoá chính của bảng casi, idBanthuam là trường khoá ngoài của bảng banthuam, idCasi trong bảng banthuam là trường khoá chính của bảng banthuam.
 B. idCasi trong bảng casi là trường khoá chính của bảng casi, idBanthuam là trường khoá chính của bảng banthuam, idCasi trong bảng banthuam là trường khoá ngoài của bảng banthuam.
 C. idCasi trong bảng casi là trường khoá ngoài của bảng casi, idBathuam là trường khoá chính của bảng banthuam, idCasi trong bảng banthuam là trường khoá ngoài của bảng banthuam.
 D. idCasi trong bảng casi là trường khoá chính của bảng banthuam, idBathuam là trường khoá chính của bảng banthuam, idCasi trong bảng banthuam là trường khoá ngoài của bảng banthuam.
Câu 11. Hãy kể tên các loại khoá?
 A. Khoá chính, khoá phụ, khoá cấm trùng lặp giá trị.
 B. Khoá chính, khoá ngoài, khoá trùng lặp giá trị.
 C. Khoá trong, khoá ngoài, khoá cấm trùng lặp giá trị.
 D. Khoá chính, khoá ngoài, khoá cấm trùng lặp giá trị.
Câu 12. Quan sát hình bên dưới và chỉ ra các khoá ngoài của các bảng tham chiếu đến các khoá chính của các bảng khác.
 A. Bảng banthuam có 2 khoá ngoài là idCasi tham chiếu đến khoá chính idCasi của bảng casi và khoá ngoài idBannhac tham chiếu đến khoá chính idBannhac của bảng bannhac; Bảng bannhac có khoá ngoài là tenBannhac tham chiếu đến khoá chính idNhacsi của bảng nhacsi.
 B. Bảng banthuam có 2 khoá ngoài là idCasi tham chiếu đến khoá chính idCasi của bảng casi và khoá ngoài idBannhac tham chiếu đến khoá chính idBannhac của bảng bannhac; Bảng bannhac có khoá ngoài là idNhacsi tham chiếu đến khoá chính idNhacsi của bảng nhacsi.
 C. Bảng banthuam có 2 khoá ngoài là idBanthuam tham chiếu đến khoá chính idCasi của bảng casi và khoá ngoài idBannhac tham chiếu đến khoá chính idBannhac của bảng bannhac; Bảng bannhac có khoá ngoài là idNhacsi tham chiếu đến khoá chính idNhacsi của bảng nhacsi.
 D. Bảng banthuam có 2 khoá ngoài là idCasi tham chiếu đến khoá chính idCasi của bảng casi và khoá ngoài idBanthuam tham chiếu đến khoá chính idBannhac của bảng bannhac; Bảng bannhac có khoá ngoài là idNhacsi tham chiếu đến khoá chính idNhacsi của bảng nhacsi.
Câu 13. Để tạo bảng, cách thực hiện nào sau đây là đúng?
 A. Nháy chuột phải vào vùng danh sách các CSDL đã có; Chọn Tạo mới; Chọn Cơ sở dữ liệu; Nhập tên bảng.
 B. Nháy chuột phải vào vùng danh sách các CSDL đã có; Chọn Tạo mới; Chọn Bảng; Nhập tên bảng.
 C. Nháy chuột phải vào vùng danh sách các CSDL đã có; Chọn Bảng; Chọn Tạo mới; Nhập tên bảng.
 D. Nháy chuột phải vào vùng danh sách các CSDL đã có; Chọn Tạo mới; Chọn Cơ sở dữ liệu; Nhập tên cơ sở dữ liệu.
Câu 14. Để tạo lập CSDL mymusic, có các bước thực hiện sau:
 1. Nháy chuột phải ở vùng danh sách các CSDL đã có;
 2. Chọn Cơ sở dữ liệu;
 3. Chọn Tạo mới;
 4. Nhập mymusic;
 5. Chọn OK.
Sắp xếp lại các bước để được cách làm đúng.
 A. 1, 2, 3, 4, 5
 B. 1, 4, 3, 2, 5
 C. 3, 2, 1, 4, 5
 D. 1, 3, 2, 4, 5
Câu 15. Để chọn AUTO_INCREMENT cho trường khoá chính, ta chọn ở vị trí nào sau đây?
 A. Phía dưới nhãn Length/Set.
 B. Phía dưới nhãn Allow NULL.
 C. Phía dưới nhãn Mặc định.
 D. Phía dưới nhãn Kiểu dữ liệu.
Câu 16. Để xoá trường, cách thực hiện nào sau đây là đúng?
 A. Nháy chuột phải vào tên trường muốn xoá, chọn Remove column.
 B. Nháy chuột phải vào tên trường muốn xoá, chọn Add column.
 C. Nháy chuột phải vào tên trường muốn xoá, chọn Delete column.
 D. Nháy chuột trái vào tên trường muốn xoá, chọn Remove column.
Câu 17. Để khai báo khoá chống trùng lặp, cách thực hiện nào sau đây là đúng?
 A. Đánh dấu các trường muốn khai báo làm khoá chống trùng lặp, nháy chuột phải vào vùng đã đánh dấu, chọn Create new index, chọn PRIMARY.
 B. Đánh dấu các trường muốn khai báo làm khoá chống trùng lặp, nháy chuột phải vào vùng đã đánh dấu, chọn Create new index, chọn KEY.
 C. Đánh dấu các trường muốn khai báo làm khoá chống trùng lặp, nháy chuột phải vào vùng đã đánh dấu, chọn Create new index, chọn UNIQUE.
 D. Đánh dấu các trường muốn khai báo làm khoá chống trùng lặp, nháy chuột phải vào vùng đã đánh dấu, chọn Add to index, chọn PRIMARY.
Câu 18. Quan sát hình bên dưới và cho biết trường nào là khoá chính, trường nào là khoá ngoài?
 A. Trường khoá chính là trường idBannhac, trường khoá ngoài là trường tenBannhac.
 B. Trường khoá chính là trường idNhacsi, trường khoá ngoài là trường idBannhac.
 C. Trường khoá chính là trường idBannhac, trường khoá ngoài là trường idNhacsi.
 D. Trường khoá chính là trường idNhacsi, trường khoá ngoài là trường tenBannhac.
Câu 19. Khi nào thì dùng AUTO_INCREMENT?
 A. AUTO_INCREMENT thường được dùng cho các trường khoá chính và có kiểu dữ liệu là kiểu FLOAT.
 B. AUTO_INCREMENT thường được dùng cho các trường khoá chính và có kiểu dữ liệu là kiểu VARCHAR.
 C. AUTO_INCREMENT thường được dùng cho các trường khoá chính và có kiểu dữ liệu là kiểu CHAR.
 D. AUTO_INCREMENT thường được dùng cho các trường khoá chính và có kiểu dữ liệu là kiểu INT.
Câu 20. Khi nào thì dùng đến thẻ Foreign keys?
 A. Khi các thao tác liên quan đến khoá chính.
 B. Khi các thao tác liên quan đến khoá ngoài.
 C. Khi các thao tác liên quan đến khoá không trùng lặp.
 D. Khi các thao tác liên quan đến dữ liệu.

CÙNG CHUYÊN MỤC:

✔ Đề kiểm tra TX 1 - Học kỳ II, Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 111
✔ Đề kiểm tra TX 1 - Học kỳ II, Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 112
✔ Đề kiểm tra cuối kỳ I, Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 111
✔ Đề kiểm tra cuối kỳ I, Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 112
☎ Đề cương ôn tập kiểm tra, Cuối kỳ I - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11
✔ Đề kiểm tra TX 2 - Học kỳ I, Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 111
✔ Đề kiểm tra TX 2 - Học kỳ I, Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 112
✔ Đề kiểm tra giữa kỳ I, Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 111
✔ Đề kiểm tra giữa kỳ I, Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 112
☎ Đề cương ôn tập kiểm tra, Giữa kỳ I - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11
✔ Đề kiểm tra TX 1 - Học kỳ I, Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 111
✔ Đề kiểm tra TX 1 - Học kỳ I, Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 112

XEM THÊM:

1. Lý thuyết tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
2. Thực hành tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
3. Gợi ý trả lời SGK tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
4. Trắc nghiệm tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
5. Bài giảng điện tử tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
6. Kiểm tra tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)

Bài đăng phổ biến

Bài đăng nổi bật

Thực hành tin học 10-Sách Kết nối tri thức, Bài thực hành số 16-Vẽ miếng dưa hấu có văn bản

Yêu cầu: Vẽ miếng dưa hấu như hình 14.7. Đây là phần luyện tập câu 3, sgk tin học 10 trang 81 (sách Kết nối tri thức).

Học Online!

-Học sinh nộp bài
-Học sinh xem điểm
-Video bài giảng lý thuyết
-Học sinh làm việc theo nhóm
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Học sinh làm bài trắc nghiệm Online
-Video hướng dẫn làm bài tập thực hành

Tin học 10-kntt

-Kiểm tra tin học 10 - kntt
-Lý thuyết tin học 10 - kntt
-Thực hành tin học 10 - kntt
-Trắc nghiệm tin học 10 - kntt
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Gợi ý trả lời sgk tin học 10 - kntt
-Bài giảng điện tử tin học 10 - kntt

Tin học 11, 12, TN-12

-Tốt nghiệp THPT
-Lý thuyết Python cơ bản
-Lý thuyết tin học 12
-Thực hành Python cơ bản
-Thực hành tin học 12
-Trắc nghiệm Python cơ bản
-Trắc nghiệm tin học 12

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook