Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

Đề kiểm tra cuối kỳ I - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 10, Mã đề: 102 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)

 Đây là đề kiểm tra cuối kỳ I - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 10, Mã đề 102 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng). Đề thi gồm có hai phần, phần trắc nghiệm và phần thực hành.
 Phần trắc nghiệm 20 câu, nội dung trong các bài 16, 17. Phần này các em làm bài trắc nghiệm Online.
 Phần thực hành dùng ngôn ngữ Python để viết chương trình, nội dung trong bài 18.
 Chúc các em làm bài tốt!

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Chọn tác giả viết ra ngôn ngữ lập trình Python:
 A.
 B.
 C.
 D.
Câu 2: Trong các cách làm dưới đây, cách nào dùng để viết chương trình dễ nhất?
 A. Dùng ngôn ngữ Python
 B. Dùng Hợp ngữ
 C. Dùng ngôn ngữ máy
 D. Dùng chương trình dịch
Câu 3: Đâu là đặc điểm của ngôn ngữ lập trình bậc cao?
 A. Các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên
 B. Cần có chương trình hợp dịch để dịch sang ngôn ngữ máy
 C. Câu lệnh khó hiểu, chỉ dành cho nhà lập trình chuyên nghiệp
 D. Phức tạp, chỉnh sửa cần nhiều thời gian
Câu 4: Tệp Python có phần mở rộng là gì?
 A. py
 B. docx
 C. pptx
 D. xlsx
Câu 5: Trong các tên sau tên nào là ngôn ngữ lập trình bậc cao
 A. Python
 B. PowerPoint
 C. WORD
 D. EXCEL
Câu 6: Cho a=2, b=4. Lệnh print(-b/(2*a)) sẽ in lên màn hình kết quả gì?
 A. -1
 B. 5
 C. 10
 D. Câu báo lỗi.
Câu 7: Khi cho lệnh PRINT(“HELLO”,”XIN CHÀO”) thực hiện thì trên màn hình sẽ xuất hiện
 A. Câu báo lỗi
 B. HELLO
 C. XIN CHÀO
 D. HELLOXIN CHÀO
Câu 8: Ký tự đầu tiên của tên biến không thể bắt đầu bằng ký tự nào?
 A. Chữ số
 B. Chữ cái in thường
 C. Dấu gạch dưới “_”
 D. Chữ cái in hoa
Câu 9: Hãy chọn đáp án là từ khoá trong Python?
 A. print
 B. Bai_tap
 C. y
 D. bien_y
Câu 10: Hãy chọn đáp án không phải là từ khoá trong Python?
 A. Dien_tich
 B. or
 C. in
 D. print
Câu 11: Trong Python ta có thể gán biểu thức cho biến. Vậy câu lệnh gán biểu thức cho biến nào sau đây là đúng?
 A. =
 B. = ;
 C. :
 D. : ;
Câu 12: Tên biến nào dưới đây là hợp lệ trong Python?
 A. chu_vi
 B. @
 C. 5_dem
 D. –tich
Câu 13: Tên biến nào dưới đây là hợp lệ trong Python?
 A. dien_tich_S
 B. lop10@1
 C. 1_dem
 D. –tich
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?
 A. Tên biến trong Python chỉ gồm chữ cái tiếng Anh, các chữ số từ 0 đến 9 và kí tự gạch dưới, không bắt đầu bằng số và có phân biệt chữ hoa và chữ thường.
 B. Tên biến trong Python chỉ gồm chữ cái tiếng Anh.
 C. Tên biến trong Python chỉ gồm chữ cái tiếng Anh, các chữ số từ 0 đến 9 và kí tự gạch dưới.
 D. Tên biến trong Python không bắt đầu bằng chữ số và có phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Câu 15: Tìm lỗi sai trong khai báo biến nguyên Max sau đây?
MIN = 2021:
 A. Dư dấu (:)
 B. Tên biến trùng với từ khoá
 C. Dư dấu (=)
 D. Câu lệnh đúng
Câu 16: Để tính diện tích đường tròn bán kính R, với pi = 3,14, biểu thức nào sau đây trong Python là đúng?
 A. S= R*R*pi
 B. S:= R*R*pi
 C. S:= 2(R)*pi
 D. S:= R2*pi
Câu 17: Cho lệnh gán
X = 200
Y = X/2 + X%2
Hỏi Y có giá trị bằng bao nhiêu
 A. 100
 B. 200
 C. 11
 D. 0
Câu 18: Cho đoạn lệnh
 s1 = “Việt Nam”
 s2 = “Hà Nội”
Để ghép hai xâu s1 và s2 lại thành cạm từ “Việt Nam – Hà Nội” ta sử dụng lệnh nào?
 A. s1 + “ – ” + s2
 B. s1 & “ - ” & s2
 C. s1 * “ ” * s2
 D. s1 % “ - ” % s2
Câu 19: Biểu thức sau có giá trị bằng bao nhiêu?
16 + 10/2 + 6%3 + 3*2**2
 A. 33
 B. 25
 C. 44
 D. 36
Câu 20: Kết quả khi thực hiện câu lệnh sau: >>> 10 + 5 **2 + 8//3 - 9
 A. 28
 B. 24
 C. 6
 D. 11
B. PHẦN THỰC HÀNH (5 điểm)
 Dùng ngôn ngữ lập trình Python để viết chương trình theo yêu cầu sau:
 Viết chương trình tính diện tích và chu vi hình tròn. Biết rằng bán kính của hình tròn là các số thực được nhập từ bàn phím.

Bài đăng phổ biến

Bài đăng nổi bật

Thực hành tin học 10-Sách Kết nối tri thức, Bài thực hành số 16-Vẽ miếng dưa hấu có văn bản

Yêu cầu: Vẽ miếng dưa hấu như hình 14.7. Đây là phần luyện tập câu 3, sgk tin học 10 trang 81 (sách Kết nối tri thức).

Học Online!

-Học sinh nộp bài
-Học sinh xem điểm
-Video bài giảng lý thuyết
-Học sinh làm việc theo nhóm
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Học sinh làm bài trắc nghiệm Online
-Video hướng dẫn làm bài tập thực hành

Tin học 10-kntt

-Kiểm tra tin học 10 - kntt
-Lý thuyết tin học 10 - kntt
-Thực hành tin học 10 - kntt
-Trắc nghiệm tin học 10 - kntt
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Gợi ý trả lời sgk tin học 10 - kntt
-Bài giảng điện tử tin học 10 - kntt

Tin học 11, 12, TN-12

-Tốt nghiệp THPT
-Lý thuyết Python cơ bản
-Lý thuyết tin học 12
-Thực hành Python cơ bản
-Thực hành tin học 12
-Trắc nghiệm Python cơ bản
-Trắc nghiệm tin học 12

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook