Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

Lý thuyết tin học 10-Sách Kết nối tri thức, Bài 14-Làm việc với đối tượng đường và văn bản



1. LÀM QUEN VỚI ĐỐI TƯỢNG DẠNG ĐƯỜNG

 - Đối tượng tự do dạng đường do người dùng tạo ra, là tổ hợp của một hay nhiều đoạn cong hoặc thẳng nối lại với nhau.
 - Các đối tượng tự do dạng đường có thể điều chỉnh các đoạn độc lập với nhau để tạo ra hình dạng khác.
 - Ví dụ:
 - Đối tượng đường thường được biểu diễn bởi một chuỗi các đoạn thẳng hoặc đoạn cong nối với nhau. Mỗi đoạn cong biểu diễn bởi 4 điểm, hai điểm đầu mút và hai điểm điều khiển. Mỗi điểm điều khiển kết hợp với một điểm đầu mút tạo ra tiếp tuyến của đường cong tại điểm mút tương ứng (Hình 14.3).
Các bước vẽ đối tượng đường:
Bước 1: Chọn công cụ Pentrên hộp công cụ.
Bước 2: Chọn kiểutrên thanh điều khiển thuộc tính để tạo đường cong.
Bước 3: Nháy chuột để đặt các điểm neo trên hình vẽ (có thể kết hợp nháy chuột và kéo thả).
Bước 4: Kết thúc đường bằng cách nhấn phím Enter hoặc nháy đúp chuột tại vị trí neo cuối cùng.

2. SỬ DỤNG CÔNG CỤ TINH CHỈNH ĐƯỜNG

 Khi nối các đoạn thẳng hoặc đoạn cong với nhau ta thu được đường cong phức tạp hơn.
 Các điểm nối giữa các đoạn có thể là điểm neo trơn (smooth nodes - thể hiện bởi hình vuông hay hình tròn) hoặc điểm neo góc (comer nodes - thể hiện bởi một hình thoi) (Hình 14.4).
 Khi xác định điểm neo trên bản vẽ, các đoạn ở giữa sẽ được tự động tạo ra để nối các điểm neo đã có. Hình vẽ ban đầu có thể chưa đúng với ý tưởng hoàn chỉnh, điều này sẽ được chỉnh sửa bằng công cụ tinh chỉnh điểm.  Độ cong tại mỗi điểm neo phụ thuộc vào điểm chỉ hướng và đường chỉ hướng tại điểm đó (Hình 14.5).
 Các giá trị này được thay đổi bằng cách kéo thả điểm chỉ hướng.
 Khi thay đổi phương, chiều, độ lớn của các giá trị này tại một điểm, đoạn cong liên quan tới điểm đó sẽ thay đổi theo.
 Điểm neo trơn có hai đường chỉ hướng luôn cùng phương với nhau.
Các bước thực hiện việc chỉnh sửa điểm neo:
Bước 1: Chọn công cụtrên hộp công cụ.
Bước 2: Nháy chuột vào hình muốn chỉnh sửa.
Bước 3: Nháy vào điểm neo cần sửa, chọn điểm neo hoặc điểm chỉ hướng rồi kéo thả chuột sang vị trí mới.
 Nếu muốn loại bỏ, thêm mới hay chuyển đổi loại điểm neo,... ta chọn vào biểu tượng tương ứng trên thanh điều khiển thuộc tính (Hình 14.6).
3. ĐỐI TƯỢNG VĂN BẢN
 Để bổ sung đối tượng văn bản, ta chọn biểu tượngtrên hộp công cụ.
 Ta có thể tùy chỉnh từng phần trong một đối tượng văn bản bằng cách chọn đối tượng văn bản và bôi đen phần văn bản muốn căn chỉnh, sau đó điều chỉnh tham số trên thanh điều khiển thuộc tính hoặc lệnh trong bảng chọn Text.
 Bốn ô đầu tiên trên thanh điều khiển thuộc tính cho phép ta thay đổi phông chữ, kiểu chữ (bình thường/in nghiêng/in đậm/ in đậm và nghiêng), cỡ chữ và khoảng cách giữa các dòng,...
 Năm ô phía sau điều chỉnh các thông tin như trên Hình 14.10.
 - Muốn bỏ các tùy chỉnh đã đặt, ta chọn đối tượng văn bản rồi chọn lệnh Text/ Remove Manual Kerns.
 - Muốn đặt văn bản theo đường đã có, ta chọn đối tượng văn bản và đối tượng đường, sau đó chọn lệnh Text/ Put on Path.
 - Muốn bỏ đặt văn bản theo đường, ta chọn đối tượng và chọn lệnh Text/ Remove from Path.

THỰC HÀNH

Nhiệm vụ 1. Vẽ chiếc lá và tô màu cho chiếc lá (Hình 14.11).

Hướng dẫn.

Bước 1: Vẽ hình chữ nhật ta được hình chữ nhật với các điểm neo như Hình 14.12a.
Bước 2: Chọn hình chữ nhật và chọn lệnh Path/Object to Path để đưa hình chữ nhật thành bốn cạnh với các điểm neo rời nhau (Hình 14.12b).
Bước 3: Chọn hai điểm neo cạnh trên của hình chữ nhật để nhập thành 1 điểm bằng cách chọn biểu tượng trên thanh điều khiển thuộc tính. Ta được hình tam giác (Hình 14. 12c).
Bước 4: Chọn hai điểm neo ở cạnh dưới của hình tam giác để chuyển thành điểm neo trơn bằng chọn nút lệnh (Hình 14.12d).
Bước 5: Thêm cuống lá bằng công cụ Pentrên thanh công cụ (Hình 14.12e).
Bước 6: Tô màu cho lá như Hình 14.11.
Nhiệm vụ 2. Viết chữ theo khuôn dạng của hình (Hình 14.13).

Hướng dẫn.

Bước 1: Chọn công cụ Pen, chọn kiểu vẽtrên thanh thuộc tính điều khiển.
Bước 2: Nháy đúp chuột vào các điểm để xác định điểm neo thứ nhất và thứ hai, cuối cùng nháy đúp chuột tại điểm neo thứ ba, ta nhận được hình tương tự Hình 14.14a.
Bước 3: Chọn công cụtrên hộp dụng cụ, ta xác định được các điểm neo (Hình 14.14b).
 Chọn điểm neo thứ hai, rồi chọn biểu tượng để chuyển điểm neo góc thành neo trơn (Hình 14.14c ).
Bước 4: Nháy vào biểu tượng trên hộp công cụ và gõ dòng chữ “Chúc mừng năm mới!” (Hình 14.14d ).
Bước 5: Chọn hai đối tượng đường cong và dòng chữ. Chọn lệnh Text/Put on Path để đặt dòng chữ uốn theo đường cong (Hình 14.14e ).
 Tô màu cho chữ và chọn nét đường cong không màu (Hình 14.14f ).
Bước 6: Vẽ hình tam giác tương tự nhiệm vụ 1. Sao chép, xoay, tô màu và di chuyển đến vị trí phù hợp (Hình 14.13 ).
Tóm lại: Để nhớ cách sử dụng các công cụ các em nên làm thật nhiều các bài thực hành nhé!

--- The end! ---

CÙNG CHUYÊN MỤC:

Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức
Lý thuyết: Bài 1-Thông tin và dữ liệu
Lý thuyết: Bài 2-Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Lý thuyết: Bài 3-Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
Lý thuyết: Bài 4-Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Lý thuyết: Bài 5-Dữ liệu lôgic
Lý thuyết: Bài 6-Dữ liệu âm thanh và hình ảnh
Lý thuyết: Bài 7-Thực hành sử dụng thiết bị thông dụng
Chủ đề 2: Mạng máy tính và Internet
Lý thuyết: Bài 8-Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại
Lý thuyết: Bài 9-An toàn trên không gian mạng
Lý thuyết: Bài 10-Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet
Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Lý thuyết: Bài 11-Ứng dụng trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền
Chủ đề 4: Ứng dụng tin học
Lý thuyết: Bài 12-Phần mềm thiết kế đồ hoạ
Lý thuyết: Bài 13-Bổ sung đối tượng đồ hoạ
Lý thuyết: Bài 14-Làm việc với đối tượng đường và văn bản
Lý thuyết: Bài 15-Hoàn thiện hình ảnh đồ hoạ
Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Lý thuyết: Bài 16-Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python
Lý thuyết: Bài 17-Biến và lệnh gán
Lý thuyết: Bài 18-Các lệnh vào ra đơn giản
Lý thuyết: Bài 19-Câu lệnh điều kiện if
Lý thuyết: Bài 20-Câu lệnh lặp for
Lý thuyết: Bài 21-Câu lệnh lặp while
Lý thuyết: Bài 22-Kiểu dữ liệu danh sách
Lý thuyết: Bài 23-Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Lý thuyết: Bài 24-Xâu kí tự
Lý thuyết: Bài 25-Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Lý thuyết: Bài 26-Hàm trong Python
Lý thuyết: Bài 27-Tham số của hàm
Lý thuyết: Bài 28-Phạm vi của biến
Lý thuyết: Bài 29-Nhận biết lỗi chương trình
Lý thuyết: Bài 30-Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Lý thuyết: Bài 31-Thực hành viết chương trình đơn giản
Lý thuyết: Bài 32-Ôn tập lập trình Python
Lý thuyết: Bài 33-Nghề thiết kế đồ hoạ máy tính
Lý thuyết: Bài 34-Nghề phát triển phần mềm

XEM THÊM:

Lý thuyết tin học 10 - Sách Kết nối tri thức
Thực hành tin học 10 - Sách Kết nối tri thức
Gợi ý trả lời SGK tin học 10 - Sách Kết nối tri thức
Trắc nghiệm tin học 10 - Sách Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử tin học 10 - Sách Kết nối tri thức
ôn bài vui nhộn tin học 10 - Sách Kết nối tri thức
Kiểm tra tin học 10 - Sách Kết nối tri thức

Bài đăng phổ biến

Bài đăng nổi bật

Thực hành tin học 10-Sách Kết nối tri thức, Bài thực hành số 16-Vẽ miếng dưa hấu có văn bản

Yêu cầu: Vẽ miếng dưa hấu như hình 14.7. Đây là phần luyện tập câu 3, sgk tin học 10 trang 81 (sách Kết nối tri thức).

Học Online!

-Học sinh nộp bài
-Học sinh xem điểm
-Video bài giảng lý thuyết
-Học sinh làm việc theo nhóm
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Học sinh làm bài trắc nghiệm Online
-Video hướng dẫn làm bài tập thực hành

Tin học 10-kntt

-Kiểm tra tin học 10 - kntt
-Lý thuyết tin học 10 - kntt
-Thực hành tin học 10 - kntt
-Trắc nghiệm tin học 10 - kntt
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Gợi ý trả lời sgk tin học 10 - kntt
-Bài giảng điện tử tin học 10 - kntt

Tin học 11, 12, TN-12

-Tốt nghiệp THPT
-Lý thuyết Python cơ bản
-Lý thuyết tin học 12
-Thực hành Python cơ bản
-Thực hành tin học 12
-Trắc nghiệm Python cơ bản
-Trắc nghiệm tin học 12

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook