Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

Lý thuyết tin học 10-Sách Kết nối tri thức, Bài 15-Hoàn thiện hình ảnh đồ hoạ



Nhiệm vụ 1. Vẽ nền.

Hướng dẫn.

Bước 1: Vẽ một hình chữ nhật màu xanh (Hình 15.2a).
Bước 2: Vẽ một hình tam giác rồi Duplicate và dịch chuyển sang bên cạnh để tạo ra một dây tam giác (Hình 15.2b). Duplicate cả dây để thu được hai dây tam giác, để riêng một dây cho phần sau.
Bước 3: Chọn tất cả các tam giác trong dây ban đầu và thực hiện Union.
Bước 4: Xếp dây tam giác đã Union vào trên đỉnh của hình chữ nhật và thực hiện Diffirence (Hình 15.2c).
Bước 5: Vẽ hình chữ nhật màu vàng có chiều rộng bằng chiều rộng của hình chữ nhật xanh (Hình 15.2d).
 Đưa kết quả của bước 4 vào phía dưới (Hình 15.2e).
Nhiệm vụ 2. Vẽ dây cờ tam giác.

Hướng dẫn.

Bước 1: Cắt một số tam giác từ dây tam giác để riêng trong nhiệm vụ 1 (Hình 15.3a).
Bước 2: Nhóm các tam giác lại bằng lệnh Group, sau đó thực hiện co dãn để được dây tam giác lớn hơn và có kích thước vừa khung đã vẽ (Hình 15.3b).
Bước 3: Bỏ nhóm dây tam giác bằng lệnh Ungroup và tô màu phù hợp (Hình 15.3c).
 Xếp dây tam giác lên trên cùng của cụm nền tờ rơi.
Nhiệm vụ 3. Vẽ sách và giá sách.

Hướng dẫn.

Bước 1: Vẽ một hình chữ nhật để làm gáy sách (chiều dài tương ứng với độ cao của quyển sách, chiều rộng tương ứng với độ dày (Hình 15.4a).
Bước 2: Để gáy sách có độ cong ở mép ta sẽ thêm một hình chữ nhật có chiều cao bằng hình trên, chiều rộng tương ứng với đoạn rìa và tô màu chuyển sắc sao cho màu ở rìa ngoài đậm hơn và màu phía trong bằng với màu tô gáy sách phía trên (Hình 15.4b).
Bước 3: Để trang trí cho gáy sách (Hình 15.4c) ta có thể:
 + Thêm các vạch phía trên và dưới (lưu ý làm hai khoảng mẫu đậm nhạt như bước 1 và 2).
 + Thêm dấu sao hoặc tròn cho những sách cùng bộ.
 + Thêm tên sách và quay dọc theo chiều gáy sách.
Bước 4: Sắp xếp và tô màu cho phù hợp để hoàn thiện một quyển sách (Hình 15.4d).
 Sau đó sao chép các quyển sách và chỉnh sửa kích cỡ các hình chữ nhật, màu sắc và chi tiết trang trí để thu được các quyển sách khác nhau.
Bước 5: Vẽ giá sách bằng hình chữ nhật nằm ngang và tô màu phù hợp.
 Xếp sách lên giá, quay một vài quyển để tạo cảm giác tự nhiên. Gom cụm cả phần giá sách và đặt lên trên phần nền.
Nhiệm vụ 4. Nhập các đoạn văn bản.

Hướng dẫn.

Bước 1: Lần lượt nhập từng đoạn văn bản - mỗi nội dung là đối tượng khác nhau (Hình 15.5).
Bước 2: Định dạng cỡ chữ và màu sắc phù hợp, sau đó sắp xếp vào vị trí tương ứng.
Nhiệm vụ 5. Vẽ bóng hội thoại.

Hướng dẫn.

Bước 1: Vẽ hình elip và hình tam giác (Hình 15.6a).
Bước 2: Xếp hai hình chồng nhau và chọn Union (Hình 15.6b).
Bước 3: Có thể chỉnh lại như Hình 15.6c, tô màu phù hợp.
 Đặt bóng hội thoại vào vị trí và đặt các cụm chữ tương ứng vào bóng hội thoại và chỉnh lớp (layer) để hiển thị phù hợp.
Nhiệm vụ 6. Vẽ đoạn nét đứt nằm giữa thời gian và địa điểm.

Hướng dẫn. 

Bước 1: Chọn công cụ Pentrên hộp công cụ. Vẽ đoạn thẳng đứng để tạo vách ngăn.
Bước 2: Mở hộp thoại Fill and Stroke điều chỉnh lại độ dày Width là 1 và Dashes là kiểu nét đứt (Hình 15.7).
Bước 3: Điều chỉnh lại bố cục, đổi màu vẽ để thu được hình ảnh hoàn thiện như mẫu.
Nhiệm vụ 7. Xuất sản phẩm hoàn thiện ra định dạng đồ họa điểm ảnh.

Hướng dẫn.

 Sau khi hoàn tất sản phẩm, ta có thể xuất ra tệp dạng đồ họa điểm ảnh để dễ dàng sử dụng cho các mục đích khác bằng cách:
 - Chọn lệnh File/Export PNG Image. Cửa sổ thiết lập thông số sẽ xuất hiện như hình 15.8.
Các nội dung chính cần chú ý:
 + Export area – Vùng xuất ảnh: thường dùng nhất là Page – trang giấy in được đóng khung và Selection – chỉ xuất tệp ảnh cho các đối tượng đang được chọn.
 + Image size – Kích thước và độ phân giải của ảnh.
 + Filename – Tên tệp và đường dẫn tới tệp.
 Sau khi thiết lập các thông số, chọn lệnh Export để xuất ra tệp PNG.

--- The end! ---

CÙNG CHUYÊN MỤC:

Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức
Lý thuyết: Bài 1-Thông tin và dữ liệu
Lý thuyết: Bài 2-Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Lý thuyết: Bài 3-Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
Lý thuyết: Bài 4-Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Lý thuyết: Bài 5-Dữ liệu lôgic
Lý thuyết: Bài 6-Dữ liệu âm thanh và hình ảnh
Lý thuyết: Bài 7-Thực hành sử dụng thiết bị thông dụng
Chủ đề 2: Mạng máy tính và Internet
Lý thuyết: Bài 8-Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại
Lý thuyết: Bài 9-An toàn trên không gian mạng
Lý thuyết: Bài 10-Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet
Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Lý thuyết: Bài 11-Ứng dụng trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền
Chủ đề 4: Ứng dụng tin học
Lý thuyết: Bài 12-Phần mềm thiết kế đồ hoạ
Lý thuyết: Bài 13-Bổ sung đối tượng đồ hoạ
Lý thuyết: Bài 14-Làm việc với đối tượng đường và văn bản
Lý thuyết: Bài 15-Hoàn thiện hình ảnh đồ hoạ
Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Lý thuyết: Bài 16-Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python
Lý thuyết: Bài 17-Biến và lệnh gán
Lý thuyết: Bài 18-Các lệnh vào ra đơn giản
Lý thuyết: Bài 19-Câu lệnh điều kiện if
Lý thuyết: Bài 20-Câu lệnh lặp for
Lý thuyết: Bài 21-Câu lệnh lặp while
Lý thuyết: Bài 22-Kiểu dữ liệu danh sách
Lý thuyết: Bài 23-Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Lý thuyết: Bài 24-Xâu kí tự
Lý thuyết: Bài 25-Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Lý thuyết: Bài 26-Hàm trong Python
Lý thuyết: Bài 27-Tham số của hàm
Lý thuyết: Bài 28-Phạm vi của biến
Lý thuyết: Bài 29-Nhận biết lỗi chương trình
Lý thuyết: Bài 30-Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Lý thuyết: Bài 31-Thực hành viết chương trình đơn giản
Lý thuyết: Bài 32-Ôn tập lập trình Python
Lý thuyết: Bài 33-Nghề thiết kế đồ hoạ máy tính
Lý thuyết: Bài 34-Nghề phát triển phần mềm

XEM THÊM:

Lý thuyết tin học 10 - Sách Kết nối tri thức
Thực hành tin học 10 - Sách Kết nối tri thức
Gợi ý trả lời SGK tin học 10 - Sách Kết nối tri thức
Trắc nghiệm tin học 10 - Sách Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử tin học 10 - Sách Kết nối tri thức
ôn bài vui nhộn tin học 10 - Sách Kết nối tri thức
Kiểm tra tin học 10 - Sách Kết nối tri thức

Bài đăng phổ biến

Bài đăng nổi bật

Thực hành tin học 10-Sách Kết nối tri thức, Bài thực hành số 16-Vẽ miếng dưa hấu có văn bản

Yêu cầu: Vẽ miếng dưa hấu như hình 14.7. Đây là phần luyện tập câu 3, sgk tin học 10 trang 81 (sách Kết nối tri thức).

Học Online!

-Học sinh nộp bài
-Học sinh xem điểm
-Video bài giảng lý thuyết
-Học sinh làm việc theo nhóm
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Học sinh làm bài trắc nghiệm Online
-Video hướng dẫn làm bài tập thực hành

Tin học 10-kntt

-Kiểm tra tin học 10 - kntt
-Lý thuyết tin học 10 - kntt
-Thực hành tin học 10 - kntt
-Trắc nghiệm tin học 10 - kntt
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Gợi ý trả lời sgk tin học 10 - kntt
-Bài giảng điện tử tin học 10 - kntt

Tin học 11, 12, TN-12

-Tốt nghiệp THPT
-Lý thuyết Python cơ bản
-Lý thuyết tin học 12
-Thực hành Python cơ bản
-Thực hành tin học 12
-Trắc nghiệm Python cơ bản
-Trắc nghiệm tin học 12

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook