Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

Lý thuyết tin học 11: Bài 12-Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)



1. KHÁI NIỆM HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU

 - Để hỗ trợ làm việc với các CSDL người ta đã xây dựng những bộ phần mềm chuyên dụng gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database management systems)  - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có các nhóm chức năng sau:

a) Nhóm chức năng định nghĩa dữ liệu

Với các chức năng này người dùng có thể:
 - Khai báo CSDL với tên gọi xác định. Một hệ QTCSDL có thể quản trị nhiều CSDL.
 - Tạo lập, sửa đổi kiến trúc bên trong mỗi CSDL.
 - Nhiều hệ quản trị CSDL cho phép cài đặt các ràng buộc toàn vẹn dữ liệu để có thể kiểm soát tính đúng đắn của dữ liệu.

b) Nhóm chức năng cập nhật và truy xuất dữ liệu

Còn gọi là nhóm chức năng thao tác dữ liệu.
- Nhóm chức năng cập nhật dữ liệu: Thêm, xoá, sửa dữ liệu.
- Nhóm chức năng truy xuất dữ liệu: Tìm kiếm, thống kê,...

c) Nhóm chức năng bảo mật, an toàn cơ sở dữ liệu

 - Hệ QTCSDL cung cấp phương tiện kiểm soát quyền truy cập dữ liệu.
 - Hệ QTCSDL cung cấp chức năng kiểm soát các truy cập đồng thời để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu.
 - Hệ QTCSDL cung cấp các phương tiện thực hiện sao lưu dự phòng (backup) để đề phòng các sự cố gây mất dữ liệu và khôi phục dữ liệu khi cần thiết.

d) Nhóm chức năng giao diện lập trình ứng dụng

 Cung cấp cho các nhà phát triển ứng dụng CSDL các phương thức và công cụ để họ có thể gửi được truy vấn đến CSDL từ ứng dụng mà họ phát triển, nhằm đáp ứng những nhu cầu công việc cụ thể.

2. HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

 Hệ CSDL là một hệ thống gồm ba thành phần: CSDL, hệ QTCSDL và các phần mềm ứng dụng.

3. HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU TẬP TRUNG VÀ PHÂN TÁN

a) Hệ CSDL tập trung

 Hệ CSDL mà CSDL được lưu trữ tập trung trên một máy tính được gọi là một hệ cơ sở dữ liệu tập trung.

b) Hệ CSDL phân tán

 Hệ CSDL phân tán là hệ CSDL cho phép người dùng truy cập dữ liệu được lưu trữ ở nhiều máy tính khác nhau trên mạng máy tính.
* Hạn chế của hệ CSDL phân tán so với hệ CSDL tập trung:
 - Thiết kế và triển khai phức tạp.
 - Khó khăn trong đảm bảo tính nhất quán và bảo mật dữ liệu.
 - Chi phí duy trì cao.
* Ưu điểm của hệ CSDL phân tán:
 - Dễ dàng mở rộng, luôn có thể bổ sung thêm trạm dữ liệu vào hệ thống khi cần mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các trạm dữ liệu đang hoạt động.
 - Tính sẵn sàng và độ tin cậy được nâng cao. Hệ thống hoạt động ổn định, hạn chế tối đa việc mất mát dữ liệu dù có thể có trạm dữ liệu gặp sự cố vì dữ liệu có thể được sao lưu nhiều bản đặt ở các trạm dữ liệu khác.

--- The end! ---

CÙNG CHUYÊN MỤC:
Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức
Lý thuyết tin 11: Bài 1-Hệ điều hành
Lý thuyết tin 11: Bài 3-Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet
Lý thuyết tin 11: Bài 4-Bên trong máy tính
Lý thuyết tin 11: Bài 5-Kết nối máy tính với các thiết bị số
Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và chia sẻ thông tin
Lý thuyết tin 11: Bài 6-Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet
Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Lý thuyết tin 11: Bài 9-Giao tiếp an toàn trên Internet
Chủ đề 4: Giới thiệu các hệ cơ sở dữ liệu
Lý thuyết tin 11: Bài 10-Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin
Lý thuyết tin 11: Bài 11-Cơ sở dữ liệu
Lý thuyết tin 11: Bài 12-Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu
Lý thuyết tin 11: Bài 13-Cơ sở dữ liệu quan hệ
Lý thuyết tin 11: Bài 14-SQL-Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc
Lý thuyết tin 11: Bài 15-Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu
Chủ đề 5: Hướng nghiệp với tin học
Lý thuyết tin 11: Bài 16-Công việc quản trị cơ sở dữ liệu
Chủ đề 6: Thực hành tạo và khai thác cơ sở dữ liệu
Lý thuyết tin 11: Bài 17-Quản trị cơ sở dữ liệu trên máy tính
Chủ đề 7: Phần mềm chỉnh sửa ảnh và làm video
Lý thuyết tin 11: Bài 25-Phần mềm chỉnh sửa ảnh
Lý thuyết tin 11: Bài 26-Công cụ tinh chỉnh màu sắc và công cụ chọn
Lý thuyết tin 11: Bài 27-Công cụ vẽ và một số ứng dụng
Lý thuyết tin 11: Bài 28-Tạo ảnh động
Lý thuyết tin 11: Bài 29-Khám phá phần mềm làm phim
Lý thuyết tin 11: Bài 30-Biên tập phim

XEM THÊM:

1. Lý thuyết tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
2. Thực hành tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
3. Gợi ý trả lời SGK tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
4. Trắc nghiệm tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
5. Bài giảng điện tử tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
6. Kiểm tra tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)

Học Online!

-Học sinh nộp bài
-Học sinh xem điểm
-Video bài giảng lý thuyết
-Học sinh làm việc theo nhóm
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Học sinh làm bài trắc nghiệm Online
-Video hướng dẫn làm bài tập thực hành

Tin học 10-kntt

-Kiểm tra tin học 10 - kntt
-Lý thuyết tin học 10 - kntt
-Thực hành tin học 10 - kntt
-Trắc nghiệm tin học 10 - kntt
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Gợi ý trả lời sgk tin học 10 - kntt
-Bài giảng điện tử tin học 10 - kntt

Tin học 11, 12, TN-12

-Tốt nghiệp THPT
-Lý thuyết Python cơ bản
-Lý thuyết tin học 12
-Thực hành Python cơ bản
-Thực hành tin học 12
-Trắc nghiệm Python cơ bản
-Trắc nghiệm tin học 12

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook