Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

Lý thuyết tin học 11: Bài 3-Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)



1. PHẦN MỀM NGUỒN MỞ
a) Phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng

- Phần mềm thương mại (commercial software) dùng để bán. Hầu hết các phần mềm thương mại là loại nguồn đóng để bảo vệ ý tưởng và chống sửa đổi. Ví dụ: Microsoft Word, Photoshop,...
- Phần mềm tự do (free software) là phần mềm không chỉ miễn phí mà còn được tự do sử dụng mà không phải xin phép. Phần mềm tự do có thể ở dạng mã máy hoặc mã nguồn. Ví dụ: Acrobat Reader là phần mềm tự do ở dạng mã máy.
- Phần mềm nguồn mở (open-source software) là phần mềm được cung cấp cả mã nguồn để người dùng có thể tự sửa đổi, cải tiến, phát triển, phân phối lại theo một quy định gọi là giấy phép. Ví dụ: Inscape, GIMP,...

b) Giấy phép đối với phần mềm nguồn mở

 Có nhiều loại giấy phép phần mềm nguồn mở, trong đó giấy phép công cộng GNU GPL (GNU General Public License) được áp dụng rộng rãi nhất. Nó có những quy định không chỉ đảm bảo quyền tiếp cận của mọi người đối với các phần mềm mở mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững của phần mềm nguồn mở.
Giấy phép GNU GPL 3.0 phát hành năm 2007 (xem www.gnu.org/licenses/gpl.html) có một số nội dung đáng chú ý sau:
 - Được sao chép và phân phối phần mềm; có quyền yêu cầu trả phí cho việc chuyển giao đó nhưng phải thông báo rõ ràng về bản quyền gốc và thông báo miễn trừ trách nhiệm bảo hành.
 - Được sửa đổi và phân phối bản sửa đổi với điều kiện phải công bố mã nguồn phần sửa đổi, nêu rõ đó là bản đã được thay đổi, chỉ rõ các thành phần được thay đổi; đồng thời phải áp dụng giấy phép GNU GPL cho chính phần thay đổi đó. Nói cách khác phần mềm có nguồn gốc từ việc sửa đổi một phần mềm nguồn mở theo GPL cũng phải là phần mềm nguồn mở theo GPL.

2. VAI TRÒ CỦA PHẦN MỀM THƯƠNG MẠI VÀ PHẦN MỀM NGUỒN MỞ.

Phần mềm thương mại có hai loại:
- Phần mềm “đặt hàng”: được thiết kế theo yêu cầu của từng khách hàng.
- Phần mềm “nguồn đóng”: được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung của nhiều người.

3. PHẦN MỀM CHẠY TRÊN INTERNET.

 - Phần mềm chạy trên Internet được hiểu là phần mềm cho phép sử dụng qua Internet mà không cần phải cài đặt vào máy. Ví dụ: Google Docs, Google Sheets,...  - Lợi ích của phần mềm chạy trên Internet là có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, bất cứ máy tính nào miễn là có kết nối Internet, chi phí rẻ và không mất phí.
Lưu ý: Để sử dụng được các phần mềm trực tuyến của Google, cần có tài khoản Google để truy cập.

--- The end! ---

CÙNG CHUYÊN MỤC:
Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức
Lý thuyết tin 11: Bài 1-Hệ điều hành
Lý thuyết tin 11: Bài 3-Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet
Lý thuyết tin 11: Bài 4-Bên trong máy tính
Lý thuyết tin 11: Bài 5-Kết nối máy tính với các thiết bị số
Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và chia sẻ thông tin
Lý thuyết tin 11: Bài 6-Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet
Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Lý thuyết tin 11: Bài 9-Giao tiếp an toàn trên Internet
Chủ đề 4: Giới thiệu các hệ cơ sở dữ liệu
Lý thuyết tin 11: Bài 10-Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin
Lý thuyết tin 11: Bài 11-Cơ sở dữ liệu
Lý thuyết tin 11: Bài 12-Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu
Lý thuyết tin 11: Bài 13-Cơ sở dữ liệu quan hệ
Lý thuyết tin 11: Bài 14-SQL-Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc
Lý thuyết tin 11: Bài 15-Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu
Chủ đề 5: Hướng nghiệp với tin học
Lý thuyết tin 11: Bài 16-Công việc quản trị cơ sở dữ liệu
Chủ đề 6: Thực hành tạo và khai thác cơ sở dữ liệu
Lý thuyết tin 11: Bài 17-Quản trị cơ sở dữ liệu trên máy tính
Chủ đề 7: Phần mềm chỉnh sửa ảnh và làm video
Lý thuyết tin 11: Bài 25-Phần mềm chỉnh sửa ảnh
Lý thuyết tin 11: Bài 26-Công cụ tinh chỉnh màu sắc và công cụ chọn
Lý thuyết tin 11: Bài 27-Công cụ vẽ và một số ứng dụng
Lý thuyết tin 11: Bài 28-Tạo ảnh động
Lý thuyết tin 11: Bài 29-Khám phá phần mềm làm phim
Lý thuyết tin 11: Bài 30-Biên tập phim

XEM THÊM:

1. Lý thuyết tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
2. Thực hành tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
3. Gợi ý trả lời SGK tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
4. Trắc nghiệm tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
5. Bài giảng điện tử tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
6. Kiểm tra tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)

Học Online!

-Học sinh nộp bài
-Học sinh xem điểm
-Video bài giảng lý thuyết
-Học sinh làm việc theo nhóm
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Học sinh làm bài trắc nghiệm Online
-Video hướng dẫn làm bài tập thực hành

Tin học 10-kntt

-Kiểm tra tin học 10 - kntt
-Lý thuyết tin học 10 - kntt
-Thực hành tin học 10 - kntt
-Trắc nghiệm tin học 10 - kntt
-Ôn bài vui nhộn tin học 10 - kntt
-Gợi ý trả lời sgk tin học 10 - kntt
-Bài giảng điện tử tin học 10 - kntt

Tin học 11, 12, TN-12

-Tốt nghiệp THPT
-Lý thuyết Python cơ bản
-Lý thuyết tin học 12
-Thực hành Python cơ bản
-Thực hành tin học 12
-Trắc nghiệm Python cơ bản
-Trắc nghiệm tin học 12

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook