Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

ĐỀ KTTX 2, HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2023-2024, MÔN TIN HỌC 11, MÃ ĐỀ: 112 (KNTT - ICT)

Đề KTTX 2, học kỳ 1 - năm học 2023-2024, môn tin học 11, mã đề 112 - kntt
 Đây là đề kiểm tra thường xuyên 2, học kỳ I - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 112 (KNTT - ICT). Nội dung đề kiểm tra trong các bài 16, 17, 18, 19, 20. Các em xem đề rồi nháy chuột vào nút Bắt đầu làm bài ở cuối đề để làm bài trắc nghiệm Online nhé. Chúc các em làm bài thật tốt!

Câu 1. Trong ba nhóm đối tượng những người làm phần mềm, sử dụng phần mềm quản lí và quản trị CSDL, ai là ngưới chịu trách nhiệm chính mới công việc sau đây: Cập nhật dữ liệu, thiết kế dữ liệu, sao lưu dữ liệu?
 A. Nhóm người làm phần mềm.
 B. Nhóm người sử dụng phần mềm.
 C. Nhóm người quản trị CSDL.
 D. Không ai chịu trách nhiệm cả.
Câu 2. Chọn đáp án sai. Nhà quản trị CSDL cần có phẩm chất cần thiết nào sau đây?
 A. Tính cẩn thận, tỉ mỉ.
 B. Tính cẩu thả.
 C. Tính kiên trì.
 D. Tinh thần ham học.
Câu 3. Nhà quản trị CSDL có những nhiệm vụ chính nào sau đây?
 A. Cài đặt và cập nhật các hệ QTCSDL; Tạo lập và điều chỉnh CSDL; Đảm bảo tài nguyên cho các hoạt động CSDL; Đảm bảo an toàn thông tin.
 B. Cài đặt và cập nhật các hệ QTCSDL; Tạo lập và điều chỉnh CSDL; Đảm bảo tài sản cho các hoạt động CSDL; Đảm bảo an toàn, bảo mật.
 C. Cài đặt và cập nhật các hệ QTCSDL; Tạo lập và bổ sung CSDL; Đảm bảo tài nguyên cho các hoạt động CSDL; Đảm bảo an toàn, bảo mật.
 D. Cài đặt và cập nhật các hệ QTCSDL; Tạo lập và điều chỉnh CSDL; Đảm bảo tài nguyên cho các hoạt động CSDL; Đảm bảo an toàn, bảo mật.
Câu 4. Nhu cầu tuyển dụng nhà quản trị CSDL sẽ tăng nhanh cùng với quá trình
 A. chuyển đổi số.
 B. tin học hoá.
 C. công nghiệp hoá.
 D. hiện đại hoá.
Câu 5. Trước đây khi chưa có máy tính, việc quản lí dữ liệu thủ công là công việc
 A. rất tiện lợi.
 B. rất vất vả.
 C. rất nhanh chóng.
 D. rất kịp thời.
Câu 6. Để tải về một trong các bản MySQL, ta truy cập vào địa chỉ nào sau đây?
 A. https://dev.mysql.com/download/mysql/
 B. https://dev.mysqlserver.com/downloads/mysql/
 C. https://dev.mysql.com/downloads/mysql/
 D. https://dev.mysql.com/donloads/mysql/
Câu 7. Khi nháy đúp chuột vào biểu tượng phần mềm HeidiSQL, một cửa sổ như bên dưới xuất hiện. Để vào cửa sổ làm việc của HeidiSQL, cần thực hiện các công việc nào sau đây?
 A. Nhập Người dùng và Mật khẩu sau đó nháy vào nút Mới.
 B. Không cần nhập Người dùng và Mật khẩu, chỉ cần nháy vào nút Mở.
 C. Nhập Người dùng và Mật khẩu sau đó nháy vào nút Mở.
 D. Không cần nhập Người dùng và Mật khẩu, chỉ cần nháy vào nút Mới.
Câu 8. Khi giao diện làm việc của HeidiSQL dùng ngôn ngữ tiếng anh, nếu muốn thay đổi giao diện của HeidiSQL bằng ngôn ngữ tiếng việt. Các thao tác nào sau đây là đúng?
 A. Chọn Tools/Preferences/Data editor/thay đổi trong Application language
 B. Chọn Tools/Preferences/General/thay đổi trong Application language
 C. Chọn Edit/Preferences/General/thay đổi trong Application language
 D. Chọn Go to/Preferences/General/thay đổi trong Application language
Câu 9. Bảng banthuam có thể được viết ngắn gọn như sau:
banthuam(idBanthuam, tenBannhac, tenNhacsi, tenCasi)
Hãy cho biết trong bảng banthuam trường nào được chọn làm khoá chính, vì sao?
 A. Trường tenBannhac được chọn làm khoá chính, vì trường tenBannhac xác định duy nhất một bản nhạc.
 B. Trường tenNhacsi được chọn làm khoá chính, vì trường tenNhacsi xác định duy nhất một nhạc sĩ.
 C. Trường tenCasi được chọn làm khoá chính, vì trường tenCasi xác định duy nhất một ca sĩ.
 D. Trường idBanthuam được chọn làm khoá chính, vì trường idBanthuam xác định duy nhất một bản thu âm.
Câu 10. Bảng banthuam và bảng casi được viết ngắn gọn như bên dưới:
banthuam(idBanthuam, tenBannhac, tenNhacsi, idCasi)
casi(idCasi, tenCasi)
Hãy chỉ ra trường khoá chính và trường khoá ngoài cho các bảng?
 A. idCasi trong bảng casi là trường khoá chính của bảng casi, idBanthuam là trường khoá ngoài của bảng banthuam, idCasi trong bảng banthuam là trường khoá chính của bảng banthuam.
 B. idCasi trong bảng casi là trường khoá chính của bảng casi, idBanthuam là trường khoá chính của bảng banthuam, idCasi trong bảng banthuam là trường khoá ngoài của bảng banthuam.
 C. idCasi trong bảng casi là trường khoá ngoài của bảng casi, idBathuam là trường khoá chính của bảng banthuam, idCasi trong bảng banthuam là trường khoá ngoài của bảng banthuam.
 D. idCasi trong bảng casi là trường khoá chính của bảng banthuam, idBathuam là trường khoá chính của bảng banthuam, idCasi trong bảng banthuam là trường khoá ngoài của bảng banthuam.
Câu 11. Hãy kể tên các loại khoá?
 A. Khoá chính, khoá phụ, khoá cấm trùng lặp giá trị.
 B. Khoá chính, khoá ngoài, khoá trùng lặp giá trị.
 C. Khoá trong, khoá ngoài, khoá cấm trùng lặp giá trị.
 D. Khoá chính, khoá ngoài, khoá cấm trùng lặp giá trị.
Câu 12. Quan sát hình bên dưới và chỉ ra các khoá ngoài của các bảng tham chiếu đến các khoá chính của các bảng khác.
 A. Bảng banthuam có 2 khoá ngoài là idCasi tham chiếu đến khoá chính idCasi của bảng casi và khoá ngoài idBannhac tham chiếu đến khoá chính idBannhac của bảng bannhac; Bảng bannhac có khoá ngoài là tenBannhac tham chiếu đến khoá chính idNhacsi của bảng nhacsi.
 B. Bảng banthuam có 2 khoá ngoài là idCasi tham chiếu đến khoá chính idCasi của bảng casi và khoá ngoài idBannhac tham chiếu đến khoá chính idBannhac của bảng bannhac; Bảng bannhac có khoá ngoài là idNhacsi tham chiếu đến khoá chính idNhacsi của bảng nhacsi.
 C. Bảng banthuam có 2 khoá ngoài là idBanthuam tham chiếu đến khoá chính idCasi của bảng casi và khoá ngoài idBannhac tham chiếu đến khoá chính idBannhac của bảng bannhac; Bảng bannhac có khoá ngoài là idNhacsi tham chiếu đến khoá chính idNhacsi của bảng nhacsi.
 D. Bảng banthuam có 2 khoá ngoài là idCasi tham chiếu đến khoá chính idCasi của bảng casi và khoá ngoài idBanthuam tham chiếu đến khoá chính idBannhac của bảng bannhac; Bảng bannhac có khoá ngoài là idNhacsi tham chiếu đến khoá chính idNhacsi của bảng nhacsi.
Câu 13. Để tạo bảng, cách thực hiện nào sau đây là đúng?
 A. Nháy chuột phải vào vùng danh sách các CSDL đã có; Chọn Tạo mới; Chọn Cơ sở dữ liệu; Nhập tên bảng.
 B. Nháy chuột phải vào vùng danh sách các CSDL đã có; Chọn Tạo mới; Chọn Bảng; Nhập tên bảng.
 C. Nháy chuột phải vào vùng danh sách các CSDL đã có; Chọn Bảng; Chọn Tạo mới; Nhập tên bảng.
 D. Nháy chuột phải vào vùng danh sách các CSDL đã có; Chọn Tạo mới; Chọn Cơ sở dữ liệu; Nhập tên cơ sở dữ liệu.
Câu 14. Để tạo lập CSDL mymusic, có các bước thực hiện sau:
 1. Nháy chuột phải ở vùng danh sách các CSDL đã có;
 2. Chọn Cơ sở dữ liệu;
 3. Chọn Tạo mới;
 4. Nhập mymusic;
 5. Chọn OK.
Sắp xếp lại các bước để được cách làm đúng.
 A. 1, 2, 3, 4, 5
 B. 1, 4, 3, 2, 5
 C. 3, 2, 1, 4, 5
 D. 1, 3, 2, 4, 5
Câu 15. Để chọn AUTO_INCREMENT cho trường khoá chính, ta chọn ở vị trí nào sau đây?
 A. Phía dưới nhãn Length/Set.
 B. Phía dưới nhãn Allow NULL.
 C. Phía dưới nhãn Mặc định.
 D. Phía dưới nhãn Kiểu dữ liệu.
Câu 16. Để xoá trường, cách thực hiện nào sau đây là đúng?
 A. Nháy chuột phải vào tên trường muốn xoá, chọn Remove column.
 B. Nháy chuột phải vào tên trường muốn xoá, chọn Add column.
 C. Nháy chuột phải vào tên trường muốn xoá, chọn Delete column.
 D. Nháy chuột trái vào tên trường muốn xoá, chọn Remove column.
Câu 17. Để khai báo khoá chống trùng lặp, cách thực hiện nào sau đây là đúng?
 A. Đánh dấu các trường muốn khai báo làm khoá chống trùng lặp, nháy chuột phải vào vùng đã đánh dấu, chọn Create new index, chọn PRIMARY.
 B. Đánh dấu các trường muốn khai báo làm khoá chống trùng lặp, nháy chuột phải vào vùng đã đánh dấu, chọn Create new index, chọn KEY.
 C. Đánh dấu các trường muốn khai báo làm khoá chống trùng lặp, nháy chuột phải vào vùng đã đánh dấu, chọn Create new index, chọn UNIQUE.
 D. Đánh dấu các trường muốn khai báo làm khoá chống trùng lặp, nháy chuột phải vào vùng đã đánh dấu, chọn Add to index, chọn PRIMARY.
Câu 18. Quan sát hình bên dưới và cho biết trường nào là khoá chính, trường nào là khoá ngoài?
 A. Trường khoá chính là trường idBannhac, trường khoá ngoài là trường tenBannhac.
 B. Trường khoá chính là trường idNhacsi, trường khoá ngoài là trường idBannhac.
 C. Trường khoá chính là trường idBannhac, trường khoá ngoài là trường idNhacsi.
 D. Trường khoá chính là trường idNhacsi, trường khoá ngoài là trường tenBannhac.
Câu 19. Khi nào thì dùng AUTO_INCREMENT?
 A. AUTO_INCREMENT thường được dùng cho các trường khoá chính và có kiểu dữ liệu là kiểu FLOAT.
 B. AUTO_INCREMENT thường được dùng cho các trường khoá chính và có kiểu dữ liệu là kiểu VARCHAR.
 C. AUTO_INCREMENT thường được dùng cho các trường khoá chính và có kiểu dữ liệu là kiểu CHAR.
 D. AUTO_INCREMENT thường được dùng cho các trường khoá chính và có kiểu dữ liệu là kiểu INT.
Câu 20. Khi nào thì dùng đến thẻ Foreign keys?
 A. Khi các thao tác liên quan đến khoá chính.
 B. Khi các thao tác liên quan đến khoá ngoài.
 C. Khi các thao tác liên quan đến khoá không trùng lặp.
 D. Khi các thao tác liên quan đến dữ liệu.

 CÙNG CHUYÊN MỤC:

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

ĐỀ KTTX 2, HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2023-2024, MÔN TIN HỌC 11, MÃ ĐỀ: 111 (KNTT - ICT)

Đề KTTX 2, học kỳ 1 - năm học 2023-2024, môn tin học 11, mã đề 111 - kntt
 Đây là đề kiểm tra thường xuyên 2, học kỳ I - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 111 (KNTT - ICT). Nội dung đề kiểm tra trong các bài 16, 17, 18, 19, 20. Các em xem đề rồi nháy chuột vào nút Bắt đầu làm bài ở cuối đề để làm bài trắc nghiệm Online nhé. Chúc các em làm bài thật tốt!

Câu 1. Theo quy định về ngành nghề, người thực thi hoạt động quản trị CSDL được gọi là … mà trong thực tế thường được gọi đơn giản là người quản trị CSDL. Hãy điền cụm từ còn thiếu vào dấu ba chấm.
 A. nhà quản trị CSDL
 B. nhân viên quản trị CSDL
 C. người quản trị CSDL
 D. khách hàng quản trị CSDL
Câu 2. Nhà quản trị CSDL có bao nhiêu nhiệm vụ chính?
 A. 2
 B. 3
 C. 4
 D. 5
Câu 3. Ở bậc đại học, các chuyên ngành có liên quan nhiều đến nghề quản trị CSDL là:
 A. Các hệ thống thông tin và Công nghệ phần cứng.
 B. Các hệ thống tin học và Công nghệ phần mềm.
 C. Các hệ thống thông tin và Công nghệ phần mềm.
 D. Các hệ thống tin học và Công nghệ phần cứng.
Câu 4. Nhà quản trị CSDL cần có kiến thức cơ bản về CSDL, biết thiết kế CSDL và sử dụng thành thạo
 A. máy tính.
 B. hệ QTCSDL.
 C. phần mềm.
 D. CSDL.
Câu 5. Chọn đáp án sai. Việc ứng dụng CSDL trong quản lí đem lại nhiều lợi ích to lớn như:
 A. Tiện lợi.
 B. Kịp thời.
 C. Sai sót.
 D. Nhanh chóng.
Câu 6. Hệ QTCSDL nào sau đây là sản phẩm mã nguồn mở miễn phí?
 A. ORACLE.
 B. SQL Server.
 C. DB2.
 D. MySQL.
Câu 7. Để tải về một trong hai bản của HeidiSQL, ta truy cập vào địa chỉ nào sau đây?
 A. https://www.heidisql.com/download.php
 B. https://www.heidisql.com/downloads.php
 C. https://www.haidisql.com/download.php
 D. https://www.hiedisql.com/download.php
Câu 8. MySQL và HeidiSQL là các phần mềm
 A. mã nguồn đóng
 B. thương mại
 C. tự do
 D. mã nguồn mở
Câu 9. Xem hình bên dưới và cho biết nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác những bản nhạc nào?
 A. Nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác các bản nhạc: Tình Ca và Tiến về Hà Nội.
 B. Nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác các bản nhạc: Nhạc rừng và Xa khơi.
 C. Nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác các bản nhạc: Tình Ca và Nhạc rừng.
 D. Nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác các bản nhạc: Du kích sông Lô và Việt Nam quê hương tôi.
Câu 10. Chọn câu trả lời đúng nhất. Tại sao phải tổ chức lại bảng dữ liệu gồm nhiều bảng thay vì ít bảng hơn?
 A. Để ngắn gọn và dễ hiểu.
 B. Để nhìn đẹp mắt hơn.
 C. Để khắc phục tình trạng dữ liệu bị trùng lặp.
 D. Để dễ nhập dữ liệu hơn.
Câu 11. Bảng banthuam, bảng casi và bảng bannhac được viết ngắn gọn như bên dưới:
banthuam(idBanthuam, idBannhac, idCasi)
casi(idCasi, tenCasi)
bannhac(idBannhac, tenBannhac, tenNhacsi)
Hãy cho biết các bảng trên quan hệ với nhau thông qua các trường nào?
 A. Bảng banthuam quan hệ với bảng casi thông qua trường idCasi, bảng banthuam quan hệ với bảng bannhac thông qua trường tenBannhac.
 B. Bảng banthuam quan hệ với bảng casi thông qua trường tenCasi, bảng banthuam quan hệ với bảng bannhac thông qua trường idBannhac.
 C. Bảng banthuam quan hệ với bảng casi thông qua trường idCasi, bảng banthuam quan hệ với bảng bannhac thông qua trường idBannhac.
 D. Bảng banthuam quan hệ với bảng casi thông qua trường tenCasi, bảng banthuam quan hệ với bảng bannhac thông qua trường tenBannhac.
Câu 12. Quan sát hình bên dưới và chỉ ra các khoá chính của các bảng?
 A. Bảng casi có khoá chính là idCasi, bảng banthuam có khoá chính là idBanthuam, bảng bannhac có khoá chính là idBannhac, bảng nhacsi có khoá chính là idNhacsi.
 B. Bảng casi có khoá chính là idCasi, bảng banthuam có khoá chính là idBanthuam, bảng bannhac có khoá chính là idBannhac, bảng nhacsi có khoá chính là tenNhacsi.
 C. Bảng casi có khoá chính là idCasi, bảng banthuam có khoá chính là idBanthuam, bảng bannhac có khoá chính là idNhacsi, bảng nhacsi có khoá chính là idNhacsi.
 D. Bảng casi có khoá chính là idCasi, bảng banthuam có khoá chính là idBanthuam, bảng bannhac có khoá chính là idBannhac, bảng nhacsi có khoá chính là idNCasi.
Câu 13. Để tạo mới một cơ sở dữ liệu, nháy chuột phải vào vùng nào trong hình dưới đây?
 A. Vùng 1.
 B. Vùng 2.
 C. Vùng 3.
 D. Không có trong vùng nào cả.
Câu 14. Để thêm trường vào bảng, các cách làm nào sau đây là đúng?
 A. Nháy vào Thêm mới hoặc bấm phím Ctrl+Insert hoặc nháy chuột phải chọn New column.
 B. Nháy vào Thêm mới hoặc bấm phím Shift+Insert hoặc nháy chuột phải chọn Add column.
 C. Nháy vào Thêm mới hoặc bấm phím Ctrl+Insert hoặc nháy chuột phải chọn Add column.
 D. Nháy vào Thêm trường hoặc bấm phím Ctrl+Insert hoặc nháy chuột phải chọn Add column.
Câu 15. Để khai báo khoá chính cho trường, ta thực hiện:
 A. Nháy chuột phải vào tên trường muốn khai báo khoá chính, chọn Create new index, chọn PRIMARY.
 B. Nháy chuột phải vào tên trường muốn khai báo khoá chính, chọn Create new index, chọn KEY.
 C. Nháy chuột phải vào tên trường muốn khai báo khoá chính, chọn Add column, chọn PRIMARY.
 D. Nháy chuột phải vào tên trường muốn khai báo khoá chính, chọn Add column, chọn KEY.
Câu 16. Tạo lập bảng nhacsi(idNhacsi, tenNhacsi), idNhacsi kiểu INT, tenNhacsi kiểu VARCHAR (255). Vậy INT, VARCHAR và 255 được khai báo ở các nhãn nào?
 A. INT và VARCHAR được khai báo ở nhãn Kiểu dữ liệu, 255 được khai báo ở nhãn Allow NULL.
 B. INT và VARCHAR được khai báo ở nhãn Kiểu dữ liệu, 255 được khai báo ở nhãn Length/Set.
 C. INT được khai báo ở nhãn Kiểu dữ liệu, VARCHAR được khai báo ở nhãn Length/Set, 255 được khai báo ở nhãn Allow NULL.
 D. INT và VARCHAR được khai báo ở nhãn Length/Set, 255 được khai báo ở nhãn Kiểu dữ liệu.
Câu 17. Các trường là khoá ngoài của bảng là các trường tham chiếu đến một trường … của một bảng khác. Hãy điền cụm từ còn thiếu vào dấu ba chấm.
 A. khoá chính
 B. khoá ngoài
 C. khoá chống trùng lặp
 D. dữ liệu
Câu 18. Để khai báo khoá ngoài, nháy vào thẻ nào trong hình bên dưới?
 A. Nháy vào thẻ Indexes.
 B. Nháy vào thẻ Foreign keys.
 C. Nháy vào thẻ Basic.
 D. Nháy vào thẻ Check containts.
Câu 19. Chọn câu trả lời đúng nhất. Quan sát hình bên dưới và cho biết trường nào là trường khoá chống trùng lặp?
 A. Trường khoá chống trùng lặp là trường tenBannhac và trường idNhacsi.
 B. Trường khoá chống trùng lặp là trường idBannhac và trường tenBannhac.
 C. Trường khoá chống trùng lặp là trường idBannhac và trường idNhacsi.
 D. Không có trường nào là trường khoá chống trùng lặp.
Câu 20. Hãy cho biết Cơ sở dữ liệu và Bảng có liên quan gì với nhau?
 A. Cơ sở dữ liệu chứa Bảng.
 B. Bảng chứa Cơ sở dữ liệu.
 C. Cơ sở dữ liệu và Bảng cùng cấp.
 D. Cơ sở dữ liệu và Bảng không tồn tại đồng thời.

 CÙNG CHUYÊN MỤC:

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

ĐỀ KTTX 2, HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2023-2024, MÔN TIN HỌC 10, MÃ ĐỀ 102 (KNTT)

Đề KTTX 2, học kỳ 1 - năm học 2023-2024, môn tin học 10, mã đề 102 - kntt
 Đây là đề kiểm tra thường xuyên 2, học kỳ I - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 10, Mã đề: 102 (Sách kết nối tri thức). Nội dung đề kiểm tra nằm trong các bài 11, 12, 13, 14, 15. Các em xem đề rồi nháy chuột vào nút Bắt đầu làm bài ở cuối đề để làm bài trắc nghiệm Online nhé. Chúc các em làm bài thật tốt!

Câu 1. Nếu đăng tin trên mạng xã hội có tính xúc phạm đến người khác thì hành vi này là:
 A. Không vi phạm gì.
 B. Vi phạm đạo đức.
 C. Vi phạm pháp luật.
 D. Tuỳ theo mức độ, có thể vi phạm đạo đức hay pháp luật.
Câu 2. Luật Công nghệ Thông tin ra đời năm nào?
 A. 2005.
 B. 2006.
 C. 2008.
 D. 2007.
Câu 3. Hành vi nào sau đây là hành vi xấu khi giao tiếp trên mạng?
 A. Chia sẻ các thông tin đúng sự thật do các bài báo chính thống đăng.
 B. Đưa tin đúng sự thật lên mạng.
 C. Dạy học online.
 D. Đưa tin không phù hợp lên mạng.
Câu 4. Các vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh khi tham gia mạng xã hội facebook là:
 A. Trao đổi học tập.
 B. Thách thức đánh nhau.
 C. Hẹn bạn đi học thêm.
 D. Gửi tin nhắn chúc mừng sinh nhật.
Câu 5. Phát biểu nào sau sau đây là đúng?
 A. Ảnh chụp khi phóng to không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh.
 B. Ảnh chụp chuyển sang hình vẽ được.
 C. Hình vẽ chuyển sang ảnh chụp được.
 D. Hình vẽ khi co dãn bị ảnh hưởng chất lượng.
Câu 6. Phần mềm nào sau đây không phải là phần mềm đồ hoạ?
 A. Photoshop.
 B. Kaspersky.
 C. CorelDraw.
 D. Inkscape.
Câu 7. Phần mềm nào không phải là phần mềm tạo, chỉnh sửa hình ảnh vectơ:
 A. Adobe Illustrator.
 B. Adobe Photoshop.
 C. CorelDraw.
 D. Inkscape.
Câu 8. Theo em, thanh công cụ nào được sử dụng nhiều nhất trong Inkscape?
 A. Bảng màu.
 B. Thanh thiết lập chế độ kết dính.
 C. Thanh điều khiển thuộc tính.
 D. Hộp công cụ.
Câu 9. Các hình sau được vẽ từ một công cụ có sẵn của Inkscape. Theo em đó là công cụ nào?
 A. Hình vuông, hình chữ nhật.
 B. Hình tròn, elip.
 C. Hình đa giác, hình sao.
 D. Hình vuông, hình sao.
Câu 10. Để xác định đường viền của đối tượng dạng nét đứt, em cần chọn trang nào trong hộp thoại Fill and Stroke?
 A. Fill
 B. Stroke
 C. Stroke style
 D. Width
Câu 11. Khi thực hiện chỉnh sửa nền và đường nét phải thực hiện bao nhiêu bước?
 A. 1
 B. 2
 C. 3
 D. 4
Câu 12. Để tạo bản sao của hình, nhấn tổ hợp phím nào sau đây?
 A. Ctrl + A
 B. Ctrl + D
 C. Ctrl + U
 D. Ctrl + I
Câu 13. Cần ít nhất bao nhiêu điểm để xác định một đường parabol? Đường elip?
 A. 1
 B. 2
 C. 3
 D. 4
Câu 14. Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là sai khi làm việc với đoạn văn bản trong inkscape.
 A. Trong một đoạn văn có nhiều chữ ta có thể tô mỗi chữ bằng một màu khác nhau.
 B. Nếu đặt đoạn văn uốn lượn theo một đường, ta không thể thay đổi định dạng đó.
 C. Trong một đoạn văn có nhiều chữ, ta có thể tuỳ chỉnh để mỗi chữ cao thấp khác nhau.
 D. Ta có thể đặt đoạn văn bản theo một khuôn dạng nhất định.
Câu 15. Muốn đặt văn bản theo đường đã có, ta chọn đối tượng văn bản và đối tượng đường, sau đó chọn lệnh:
 A. Text/Remove Manual Kerns.
 B. Text/Put on Path.
 C. Text/Remove from Path.
 D. Không thực hiện được.
Câu 16. Biểu tượng sau đây có ý nghĩa gì?
 A. Thay đổi khoảng cách giữa các ký tự.
 B. Thay đổi khoảng cách giữa các từ.
 C. Dịch cụm kí tự theo chiều ngang.
 D. Dịch cụm kí tự theo chiều đứng.
Câu 17. Để vẽ dây cờ tam giác của tờ rơi hội chợ sách như hình bên dưới, cần bao nhiêu bước?
 A. 1
 B. 2
 C. 3
 D. 4
Câu 18. Để xuất sản phẩm hoàn thiện ra định dạng đồ hoạ, ta chọn:
 A. File/Save
 B. File/Export PNG Image
 C. File/Export Image
 D. File/New
Câu 19. Mục Filename dùng để:
 A. Vùng xuất ảnh.
 B. Kích thước và độ phân giải của ảnh.
 C. Tên tệp và đường dẫn tới tệp.
 D. Thay đổi kích thước tệp.
Câu 20. Để thay đổi chất lượng ảnh cần thay đổi giá trị trong mục nào sau đây?
 A. Width
 B. Height
 C. Image size
 D. Filename

 CÙNG CHUYÊN MỤC:

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

ĐỀ KTTX 2, HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2023-2024, MÔN TIN HỌC 10, MÃ ĐỀ 101 (KNTT)

Đề KTTX 2, học kỳ 1 - năm học 2023-2024, môn tin học 10, mã đề 101 - kntt
 Đây là đề kiểm tra thường xuyên 2, học kỳ I - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 10, Mã đề: 101 (Sách kết nối tri thức). Nội dung đề kiểm tra nằm trong các bài 11, 12, 13, 14, 15. Các em xem đề rồi nháy chuột vào nút Bắt đầu làm bài ở cuối đề để làm bài trắc nghiệm Online nhé. Chúc các em làm bài thật tốt!

Câu 1. Trên mạng hiện nay có rất nhiều quảng cáo sai sự thật. Quảng cáo sai về tác dụng của một loại thuốc sẽ bị xử lí theo mục nào của điều 101 khoản 1 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP?
 A. Mục f.
 B. Mục e.
 C. Mục b.
 D. Mục a.
Câu 2. Nghị định nào sau đây quy định về quản lí, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet?
 A. Nghị định 15/2020/NĐ-CP ban hành ngày 3/2/2020.
 B. Nghị định 90/2008/NĐ-CP ban hành ngày13/8/2008.
 C. Nghị định 72/2013/NĐ-CP ban hành ngày 15/7/2013.
 D. Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ban hành ngày17/6/2021.
Câu 3. Hành vi đánh bạn khi đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là vi phạm nào trong các vi phạm sau đây?
 A. Vi phạm pháp luật.
 B. Không vi phạm nào cả.
 C. Vi phạm đạo đức.
 D. Vi phạm văn hoá.
Câu 4. Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 vào đầu năm 2021, một cá nhân đăng tin sai sự thật về hành trình đi lại của một bệnh nhân bị dương tính với virus Covid-19. Sự việc này đã gây hoang mang cho cả một khu dân cư. Theo em, cá nhân trên đã vi phạm điều nào trong các bộ Luật liên quan đến Công nghệ thông tin?
 A. Điều 100, khoản 1 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
 B. Điều 103, khoản 1 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
 C. Điều 102, khoản 1 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
 D. Điều 101, khoản 1 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Câu 5. Có mấy loại đồ hoạ cơ bản?
 A. 1
 B. 2
 C. 3
 D. 4
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng?
 A. Thiết kế đồ hoạ là tạo ra sản phẩm bằng hình ảnh để truyền tải thông tin đến người xem.
 B. Thiết kế đồ hoạ là tạo ra sản phẩm bằng chữ để truyền tải thông tin đến người xem.
 C. Thiết kế đồ hoạ là tạo ra sản phẩm bằng hình ảnh, chữ để truyền tải thông tin đến người xem.
 D. Thiết kế đồ hoạ là tạo ra sản phẩm bằng hình ảnh, âm thanh, chữ để truyền tải thông tin đến người xem.
Câu 7. Có mấy loại phần mềm đồ hoạ?
 A. 1
 B. 2
 C. 3
 D. 4
Câu 8. Em hãy cho biết có thể vẽ hình vào đâu trên màn hình làm việc của Inkscape.
 A. Toàn bộ vùng làm việc.
 B. Trong khu vực trang in.
 C. Trên bảng màu.
 D. Trên hộp công cụ.
Câu 9. Quan sát hình vẽ miếng dưa hấu ở Hình 13.1 và xác định thứ tự các lớp của các đối tượng trong hình vẽ theo thứ tự từ dưới lên trên.
 A. Màu đỏ, hạt dưa màu đen, màu xanh.
 B. Màu xanh, hạt dưa màu đen, màu đỏ.
 C. Màu xanh, màu đỏ, hạt dưa màu đen.
 D. Hạt đưa màu đen, màu xanh, màu đỏ.
Câu 10. Nếu trên hình vẽ có sẵn một hình sao 5 cánh nhọn, em cần thay đổi tham số nào để các đỉnh ngôi sao trở nên cong?
 A. Corners
 B. Rounded
 C. Spoke ratio
 D. Randomized
Câu 11. Để chỉnh thông số của gradient, em cần chọn biểu tượng nào?
 A.
 B.
 C.
 D.
Câu 12. Tổ hợp phím nào sau đây dùng trong phép hiệu?
 A. Ctrl + A
 B. Ctrl + -
 C. Ctrl + *
 D. Ctrl + /
Câu 13. Cần ít nhất bao nhiêu điểm để xác định một đường thẳng?
 A. 1
 B. 2
 C. 3
 D. 4
Câu 14. Có bao nhiêu bước để vẽ một đối tượng đường?
 A. 2
 B. 3
 C. 4
 D. 5
Câu 15. Hình 14.7 bên dưới có mấy đoạn cong?
 A. Có 2 đoạn cong.
 B. Có 3 đoạn cong.
 C. Có 4 đoạn cong.
 D. Có 1 đoạn cong.
Câu 16. Muốn bỏ đặt văn bản theo đường, ta chọn đối tượng và chọn lệnh:
 A. Text/Remove Manual Kerns.
 B. Text/Put on Path.
 C. Text/Remove from Path.
 D. Không thực hiện được.
Câu 17. Để vẽ nền của tờ rơi hội chợ sách như hình bên dưới, cần bao nhiêu bước?
 A. 1
 B. 3
 C. 5
 D. 7
Câu 18. Để vẽ đoạn nét đứt nằm giữa thời gian và địa điểm như hình bên dưới, cần mở hộp thoại nào?
 A. Fill
 B. Fill and stroke
 C. Find and Replace
 D. Stroke paint
Câu 19. Để điều chỉnh kích thước và độ phân giải của ảnh, ta chọn mục:
 A. Image size
 B. Export area
 C. Filename
 D. Export as
Câu 20. Theo mặc định Inkcape hỗ trợ xuất tệp ảnh dạng đuôi nào?
 A. png
 B. jpg
 C. bmp
 D. jpeg

 CÙNG CHUYÊN MỤC:

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 31 - THỰC HÀNH TẠO PHIM HOẠT HÌNH (KNTT - ICT)

Bài 31. Thực hành tạo phim hoạt hình - kntt
 Đây là phần gợi ý trả lời SGK tin học 11 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài học này thuộc định hướng Tin học ứng dụng (ICT). Gợi ý trả lời cũng như hướng dẫn thực hành rất chi tiết cho tất cả các mục trong bài học. Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em học tập tốt!
Nháy vào các mục bên dưới để xem nhanh hơn
Khởi động Luyện tập Vận dụng
Khởi động (trang 148): Để tăng thêm tính hấp dẫn của đoạn phim Mùa hè đáng nhớ. Nam đã bổ sung một đoạn phim hoạt hình vào đầu đoạn phim đó như Hình 31.1.
 Làm thế nào đề thực hiện được đoạn phim hoạt hình có hội thoại giữa các nhân vật và phụ đề như Hình 31.1?

Gợi ý trả lời:

 Để tạo một đoạn phim hoạt hình có hội thoại giữa các nhân vật và phụ đề giống như Hình 31.1, thực hiện theo các bước sau:
 - Lên ý tưởng và kịch bản.
 - Thiết kế nhân vật và bối cảnh.
 - Tạo hoạt hình.
 - Thêm hội thoại và phụ đề.
 - Xuất và chỉnh sửa phim.
LUYỆN TẬP (trang 150): Chia sẻ đoạn phim của em với bạn bè, cùng lắng nghe các ý kiến góp ý và chỉnh sửa nếu cần để đoạn phim hoàn thiện hơn.

Gợi ý trả lời:

Em thực hiện hoàn thiện video của em theo các bước sau:
Bước 1: Thêm các tập tin video và hình ảnh.
  - Nháy vào nút Thêm tập tin trên giao diện của VideoPad để nhập các tập tin video và hình ảnh muốn sử dụng trong bộ phim.
  - Có thể kéo và thả các tập tin video và hình ảnh vào giao diện VideoPad để thêm chúng vào dự án.
Bước 2: Chỉnh sửa video.
  - Chọn tập tin video muốn chỉnh sửa trên timeline của VideoPad.
  - Sử dụng các công cụ chỉnh sửa như cắt, ghép, xoay, thay đổi tốc độ, độ sáng, độ tương phản, và các hiệu ứng khác để tùy chỉnh video.
  - Có thể thêm các hiệu ứng chuyển tiếp giữa các đoạn video khác nhau để tạo sự liên kết hợp lý giữa các phân cảnh.
Bước 3: Thêm âm thanh.
  - Chọn tập tin âm thanh muốn thêm vào bộ phim.
  - Kéo và thả tập tin âm thanh vào timeline của VideoPad.
  - Có thể điều chỉnh âm lượng của âm thanh và cắt, sao chép, hoặc xóa các đoạn âm thanh không mong muốn.
Bước 4: Thêm nhạc nền.
  - Chọn âm thanh hoặc nhạc nền muốn thêm vào bộ phim.
  - Kéo và thả tập tin âm thanh hoặc nhạc nền vào timeline của VideoPad.
  - Có thể điều chỉnh âm lượng của nhạc nền để phù hợp với video.
Bước 5: Thêm tiêu đề và hiệu ứng đặc biệt.
  - Sử dụng các công cụ trong VideoPad để thêm tiêu đề, chú thích, hoặc các hiệu ứng đặc biệt khác vào bộ phim.
  - Có thể tùy chỉnh kiểu dáng, kích thước, màu sắc, và độ trễ của các tiêu đề và hiệu ứng.
Bước 6: Xuất video.
 Kiểm tra lại bộ phim trên timeline của VideoPad sau đó chia sẻ với bạn bè.
VẬN DỤNG (trang 150): Tạo mới một bộ phim hoàn chỉnh phục vụ học tập hoặc giải trí với thời lượng dưới 3 phút và đáp ứng những yêu cầu sau:
 - Về tư liệu: ảnh, video clip, có nhạc nền góp phần làm bộ phim sinh động, hấp dẫn.
 - Về kĩ thuật: có hiệu ứng chuyển cảnh phù hợp, có phụ đề, có thuyết minh hoặc hội thoại giữa các nhân vật.

Gợi ý trả lời:

 Để tạo một bộ phim hoàn chỉnh phục vụ học tập hoặc giải trí với thời lượng dưới 3 phút và đáp ứng các yêu cầu nêu trên, có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị tư liệu.
  - Tìm và chuẩn bị ảnh, video clip và nhạc nền phù hợp với nội dung của bộ phim.
  - Nếu cần, tạo phụ đề hoặc thêm thuyết minh/hội thoại giữa các nhân vật để bộ phim trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Bước 2: Mở phần mềm Videopad và tạo dự án mới.
  - Mở phần mềm Videopad trên máy tính.
  - Chọn "New Project" để tạo dự án mới.
Bước 3: Thêm tư liệu vào dự án.
  - Sử dụng chức năng Import trong Videopad để thêm ảnh, video clip, và nhạc nền vào dự án.
  - Kéo thả tư liệu vào Timeline để sắp xếp theo thứ tự mong muốn.
Bước 4: Chỉnh sửa hiệu ứng chuyển cảnh.
  - Sử dụng chức năng Transitions trong Videopad để chọn và áp dụng hiệu ứng chuyển cảnh phù hợp giữa các phân cảnh của bộ phim.
  - Điều chỉnh thời lượng của các hiệu ứng chuyển cảnh để đáp ứng yêu cầu của bộ phim.
Bước 5: Thêm phụ đề, thuyết minh hoặc hội thoại.
  - Sử dụng chức năng Text trong Videopad để thêm phụ đề vào các phân cảnh của bộ phim.
  - Sử dụng chức năng Voiceover để thêm thuyết minh hoặc hội thoại giữa các nhân vật vào bộ phim.
Bước 6: Chỉnh sửa âm thanh.
  - Sử dụng chức năng Audio trong Videopad để điều chỉnh âm lượng và thời lượng của nhạc nền và âm thanh trong bộ phim.
  - Đảm bảo âm lượng của nhạc nền và âm thanh phù hợp và không quá lớn hay quá nhỏ so với nội dung của bộ phim.
Bước 7: Xem trước và xuất bộ phim.
 - Xem trước bộ phim hoàn chỉnh để kiểm tra hiệu ứng chuyển cảnh, phụ đề,…
Gắng công bút sách ngày mai,
Chân trời rộng mở tương lai rạng ngời.
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 30 - BIÊN TẬP PHIM (KNTT - ICT)

Bài 30. Biên tập phim - kntt
 Đây là phần gợi ý trả lời SGK tin học 11 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài học này thuộc định hướng Tin học ứng dụng (ICT). Gợi ý trả lời cũng như hướng dẫn thực hành rất chi tiết cho tất cả các mục trong bài học. Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em học tập tốt!
Nháy vào các mục bên dưới để xem nhanh hơn
Khởi động Câu hỏi(t.144) Luyện tập Vận dụng
Khởi động (trang 143): Hãy cho biết cảm nghĩ của em sau tiết thực hành ở Bài 29. Em có hài lòng về đoạn phim mình tạo được không? Em có mong muốn tìm hiểu thêm các công cụ để chỉnh sửa cho đoạn phim đó trở nên hấp dẫn hơn không?

Gợi ý trả lời:

 Em rất hài lòng về đoạn phim do mình tạo ra. Tuy nhiên em mong muốn tìm hiểu thêm các công cụ để cho đoạn phim trở nên hấp dẫn hơn.
1. BIÊN TẬP PHIM
CÂU HỎI (trang 144): Chỉ ra các công cụ cần thiết để thực hiện được một phân cảnh phim với yêu cầu như sau: Tại giây thứ 10 của phim, video clip số 1 sẽ hiện ra, từ giây thứ 12 đến 18, dòng chữ “Video clip này được thực hiện tại Nha Trang, ngày 20/6/2021" hiện ra.
(1) Công cụ chỉnh sửa âm thanh.
(2) Công cụ tạo phụ đề.
(3) Công cụ căn chỉnh thời gian.
 A. Cả ba công cụ trên.
 B. (1) và (2).
 C. (2) và (3).
 D. (1) và (3).

Gợi ý trả lời:

 Để thực hiện phân cảnh phim theo yêu cầu bạn đưa ra, chúng ta cần phân tích từng yêu cầu cụ thể:
 - Tại giây thứ 10 của phim, video clip số 1 sẽ hiện ra: Điều này đòi hỏi khả năng căn chỉnh thời gian để xác định chính xác thời điểm video clip bắt đầu xuất hiện.
 - Từ giây thứ 12 đến 18, dòng chữ “Video clip này được thực hiện tại Nha Trang, ngày 20/6/2021" hiện ra: Việc này yêu cầu hai khả năng:
  + Tạo phụ đề: Để tạo ra dòng chữ hiển thị trên video.
  + Căn chỉnh thời gian: Để xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc hiển thị của dòng chữ (từ giây 12 đến 18).
 Như vậy, chúng ta cần cả công cụ tạo phụ đề (2) và công cụ căn chỉnh thời gian (3). Việc chỉnh sửa âm thanh (1) không được yêu cầu trong đề bài.
 Vậy đáp án đúng là C. (2) và (3).
2. THỰC HÀNH
LUYỆN TẬP (trang 147): Hoàn thiện đoạn phim em đã thực hiện ở tiết thực hành với các yêu cầu sau:
 a) Số lượng tư liệu đầu vào phù hợp với kịch bản của em.
 b) Phim có hiệu ứng chuyển cảnh và thời lượng phù hợp với phụ đề để người xem dễ dàng theo dõi đủ cả kênh hình lẫn kênh chữ.
 c) Âm thanh, nhạc nền hay, hấp dẫn, phù hợp với nội dung đoạn phim.

Gợi ý trả lời:

 Để hoàn thiện đoạn phim trong phần mềm GIMP theo các yêu cầu đã nêu, ta có thể thực hiện theo các bước sau:
 a) Số lượng tư liệu đầu vào phù hợp với kịch bản của em:
  - Thêm các ảnh, video, âm thanh, nhạc vào tệp dự án phim phù hợp với kịch bản đã được xây dựng trước đó.
  - Sắp xếp và chỉnh sửa thứ tự của các tư liệu đầu vào sao cho phù hợp với nội dung và luồng chuyển cảnh của đoạn phim.
 b) Phim có hiệu ứng chuyển cảnh và thời lượng phù hợp với phụ đề:
  - Sử dụng công cụ chuyển cảnh (transition) trong GIMP để thêm hiệu ứng chuyển cảnh giữa các tư liệu đầu vào, giúp tạo tính liên kết giữa các cảnh trong phim.
  - Điều chỉnh thời lượng của mỗi chuyển cảnh sao cho phù hợp với nội dung và phụ đề của đoạn phim, để người xem dễ dàng theo dõi cả kênh hình lẫn kênh chữ.
 c) Âm thanh, nhạc nền phù hợp với nội dung đoạn phim:
  - Sử dụng công cụ chỉnh sửa âm thanh (audio editor) trong GIMP để thêm, cắt, chỉnh sửa âm thanh và nhạc nền cho đoạn phim.
  - Chọn âm thanh, nhạc nền phù hợp với nội dung và tạo liên kết hài hòa giữa hình ảnh và âm thanh/nhạc nền trong đoạn phim.
 Sau khi hoàn thiện các bước trên, xuất ra định dạng video để chia sẻ hoặc phát sóng đoạn phim của mình.
VẬN DỤNG (trang 147): Khám phá và thực hiện các thao tác sau để đoạn phim của em hấp dẫn hơn:
 a) Bổ sung thêm ảnh hoặc video clip.
 b) Thay thế nhạc nền bằng bài hát em yêu thích, lưu ý chỉnh sửa để có âm lượng phù hợp và thời lượng bài hát khớp với thời lượng phim.
 c) Căn chỉnh thời lượng của mỗi phân cảnh trong chế độ Dòng thời gian, thay vì ở chế độ băng hình như đã thực hiện ở nhiệm vụ 4, bằng cách thay đổi độ rộng của các phân cảnh như sau:
 Đưa trỏ chuột vào vị trí cuối của một phân cảnh, cho tới khi con trỏ chuột có hình mũi tên hai chiều thì kéo thả chuột sang trái để giảm thời lượng hoặc sang phải để tăng thời lượng, cho tới khi đạt được thời lượng mong muốn thì thả tay.
 Trong quá trình kéo, có thể quan sát sự thay đổi thời lượng của phân cảnh tại ô Duration xuất hiện ngay bên phải con trỏ chuột (Hình 30.7).

Gợi ý trả lời:

 Để thực hiện các thao tác làm cho đoạn phim hấp dẫn hơn trong phần mềm GIMP, ta làm theo các bước sau:
 a) Bổ sung thêm ảnh hoặc video clip:
  - Thêm ảnh hoặc video clip vào dự án bằng cách sử dụng công cụ "Thêm tư liệu" trong GIMP.
  - Sắp xếp và chỉnh sửa thứ tự của các tư liệu đầu vào để tạo thành một câu chuyện hoặc một chuỗi các cảnh liên kết lại với nhau, tạo nên sự hấp dẫn và mạch lạc cho đoạn phim.
 b) Thay thế nhạc nền bằng bài hát yêu thích và chỉnh sửa âm lượng và thời lượng.
 Thêm bài hát yêu thích dự án bằng cách sử dụng công cụ Thêm tư liệu hoặc Thêm âm thanh trong GIMP.
  - Chỉnh sửa âm lượng của bài hát sao cho phù hợp với nội dung của đoạn phim, tránh việc âm thanh quá ồn hoặc quá nhỏ so với hình ảnh.
  - Chỉnh sửa thời lượng của bài hát sao cho khớp với thời lượng của đoạn phim, tạo nên sự hài hòa giữa hình ảnh và âm thanh.
 c) Căn chỉnh thời lượng của mỗi phân cảnh trong chế độ Dòng thời gian:
  - Chuyển sang chế độ Dòng thời gian (Timeline) trong GIMP.
  - Di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cuối của một phân cảnh trong dòng thời gian, đợi đến khi con trỏ chuột có hình mũi tên hai chiều, sau đó kéo thả chuột sang trái để giảm thời lượng của phân cảnh hoặc sang phải để tăng thời lượng của phân cảnh.
  - Quan sát thay đổi thời lượng của phân cảnh tại ô Duration xuất hiện bên phải con trỏ chuột để đạt được thời lượng mong muốn.
 Làm tương tự với các phân cảnh khác trong dòng thời gian để căn chỉnh thời lượng của từng phân cảnh sao cho phù hợp với nội dung và tạo nên sự diễn đạt và hấp dẫn cho đoạn phim.
 Sau khi hoàn thành các bước trên, ta có thể xem lại đoạn phim và điều chỉnh thêm cho đến khi cảm thấy phù hợp.
Gắng công bút sách ngày mai,
Chân trời rộng mở tương lai rạng ngời.
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 29 - KHÁM PHÁ PHẦN MỀM LÀM PHIM (KNTT - ICT)

Bài 29. Khám phá phần mềm làm phim - kntt
 Đây là phần gợi ý trả lời SGK tin học 11 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài học này thuộc định hướng Tin học ứng dụng (ICT). Gợi ý trả lời cũng như hướng dẫn thực hành rất chi tiết cho tất cả các mục trong bài học. Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em học tập tốt!
Nháy vào các mục bên dưới để xem nhanh hơn
Khởi động Câu hỏi(t.139) Luyện tập Vận dụng
Khởi động (trang 137): Bạn Nam làm một đoạn phim để kể lại những điều thú vị diễn ra trong kì nghỉ hè của mình. Tư liệu được sử dụng trong phim là các ảnh, video mà Nam đã chụp và quay trong kì nghỉ ấy. Em có mong muốn làm được một đoạn phim như vậy không?

Gợi ý trả lời:

 Em rất muốn được một đoạn phim như vậy.
1. KHÁM PHÁ PHẦN MỀM LÀM PHIM
CÂU HỎI (trang 139): Hình 29.2 là giao diện phần mềm làm phim mà Nam sử dụng để thực hiện đoạn phim “Kì nghỉ hè đáng nhớ”. Quan sát và chỉ ra:
 a) Các phân cảnh phim ứng với các ảnh trong ngăn Tư liệu.
 b) Thời lượng của mỗi phân cảnh.
 c) Thời lượng của cả đoạn phim.

Gợi ý trả lời:

a) Các phân cảnh phim ứng với các ảnh trong ngăn Tư liệu:
 - Ảnh 1.png: Một bãi biển có người và ô tô.
 - Ảnh 2.png: Một ngôi nhà bên biển.
 - Ảnh 3.png: Một chiếc xe màu vàng.
 - Ảnh 4.png: Một chiếc xe màu đỏ.
 - Ảnh 5.png: Hai người đứng cạnh ô tô bên bãi biển.
b) Thời lượng của mỗi phân cảnh:
Dựa trên thanh Timeline (ô số 5) trong VideoPad, thời lượng của mỗi phân cảnh được hiển thị:
 - Phân cảnh 1 (ảnh đầu tiên): Thời lượng là 7 giây (từ 0:00:00 đến 0:00:07).
 - Phân cảnh 2 (ảnh thứ hai): Thời lượng là 7 giây (từ 0:00:07 đến 0:00:14).
 - Phân cảnh 3 (ảnh thứ ba): Thời lượng là 7 giây (từ 0:00:14 đến 0:00:21).
 - Phân cảnh 4 (ảnh thứ tư): Thời lượng là 7 giây (từ 0:00:21 đến 0:00:28).
 - Phân cảnh 5 (ảnh cuối cùng): Thời lượng là 6 giây (từ 0:00:28 đến 0:00:34).
c) Thời lượng của cả đoạn phim:
 Thời lượng của cả đoạn phim là tổng thời gian của tất cả các phân cảnh:
 7+7+7+7+6=34 giây. Vậy thời lượng của cả đoạn phim là 34 giây.
2. THỰC HÀNH TẠO VÀ BIÊN TẬP MỘT ĐOẠN PHIM TỪ TƯ LIỆU ẢNH VÀ VIDEO CÓ SẴN.
LUYỆN TẬP (trang 142): Mở tệp dự án phim em vừa tạo được bằng phần mềm VideoPad. Tại ngăn Tư liệu, lần lượt mở các trang Sequences, Video Files, Audio Files, Images, quan sát danh sách tư liệu tại mỗi trang đó, lập bảng nhận xét theo mẫu dưới đây:

Gợi ý trả lời:

1. Mở tệp dự án bằng VideoPad:
 Vào File → Open Project, chọn tệp dự án đã lưu.
2. Quan sát danh sách tư liệu trong từng trang:
 - Chọn tab Sequences để xem danh sách các chuỗi (sequences).
 - Chọn tab Video Files để xem danh sách các video clip.
 - Chọn tab Audio Files để xem danh sách các tệp âm thanh.
 - Chọn tab Images để xem danh sách hình ảnh.
3. Lập bảng nhận xét:
VẬN DỤNG (trang 142): Tạo mới một đoạn phim với tư liệu đầu vào là các ảnh và video khác, hoặc với tệp nhạc nền khác theo ý thích của em.

Gợi ý trả lời:

Em có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Mở phần mềm GIMP → Chọn File → Create (Tạo) → Đoạn phim mới trong thanh menu để tạo một đoạn phim mới.
 Trong hộp thoại Tạo mới Đoạn phim, ta có thể đặt các thuộc tính cho đoạn phim, bao gồm chiều rộng, chiều cao, tỷ lệ khung hình, đơn vị đo lường (như pixels hoặc phần trăm), thời gian đầu và kết thúc của đoạn phim.
- Bước 2: Thêm tư liệu đầu vào cho đoạn phim. Có thể là các ảnh, video, hoặc tệp nhạc khác, tuỳ thuộc vào ý thích của từng người. Chọn File → Open (Mở) trong thanh menu để mở các file đầu vào, sau đó kéo và thả chúng vào đoạn phim trên GIMP.
- Bước 3: Khi các tư liệu đầu vào đã được thêm vào đoạn phim, ta có thể sắp xếp chúng theo thứ tự mong muốn trong dự án. Sử dụng các công cụ và tính năng của GIMP để chỉnh sửa, biên tập và tạo hiệu ứng cho các tư liệu đầu vào, bao gồm cắt, xoay, thay đổi kích thước, áp dụng bộ lọc, chỉnh sửa màu sắc,...
- Bước 4: Xuất đoạn phim dưới dạng một file video, hoặc các định dạng khác như GIF hoặc AVI, bằng cách chọn File → Export As (Xuất ra) → Đoạn phim trong thanh menu. Sau đó, có thể đặt các thiết lập cho xuất đoạn phim, bao gồm định dạng, chất lượng, đường dẫn lưu trữ, và nhiều tùy chọn khác.
Gắng công bút sách ngày mai,
Chân trời rộng mở tương lai rạng ngời.
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook