Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

BÀI 2 - ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN VÀ TẠO SIÊU LIÊN KẾT (CÁNH DIỀU - CS & ICT)

Bài 2-Định dạng văn bản và tạo siêu liên kết (Cánh diều - cs & ict)
 Đây là bài soạn gợi ý trả lời SGK tin học 12 (bộ sách Cánh diều). Bài này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (CS) và Tin học ứng dụng (ICT). Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em có nhiều sức khỏe và chăm ngoan học giỏi.
Em hãy nêu một số cách để nhận biết siêu liên kết trên trang web.
Gợi ý trả lời:
Một số cách để nhận biết siêu liên kết trên trang web:
 - Thay dổi con trỏ chuột.
 - Văn bản được gạch chân và/hoặc có màu khác.
 -...
Em thường định dạng cho tiêu đề mục của các mục lớn và nhỏ trong một văn bản như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Sử dụng hệ thống phân cấp tiêu đề:
 + H1 (Heading 1): Tiêu đề chính của toàn bộ văn bản. Mỗi văn bản thường chỉ có một H1.
 + H2 (Heading 2): Tiêu đề của các phần lớn trong văn bản.
 + H3 (Heading 3): Tiêu đề của các phần nhỏ hơn bên trong H2.
 + H4, H5, H6: Tiêu đề của các phần nhỏ hơn nữa, ít được sử dụng hơn trong các văn bản thông thường.
- Định dạng nhất quán:
Đảm bảo rằng tất cả các tiêu đề ở cùng một cấp độ đều được định dạng giống nhau về:
 + Font chữ: Ví dụ: Times New Roman, Arial, Calibri.
 + Cỡ chữ: Ví dụ: H1 (16pt), H2 (14pt), H3 (12pt).
 + Kiểu chữ: Ví dụ: đậm (bold), nghiêng (italic).
 + Màu chữ: Thường là màu đen hoặc màu tối.
 + Khoảng cách: Khoảng cách trên và dưới tiêu đề.
Hãy nêu một số cách làm nổi bật nội dung văn bản ở các hệ soạn thảo văn bản mà em đã sử dụng.
Gợi ý trả lời:
Một số cách làm nổi bật nội dung văn bản ở các hệ soạn thảo văn bản mà em đã sử dụng:
 - Đậm (Bold): Sử dụng để nhấn mạnh những từ khóa, cụm từ quan trọng hoặc tiêu đề.
 - Nghiêng (Italic): Thường được dùng để trích dẫn, tên sách, thuật ngữ nước ngoài hoặc để tạo sự khác biệt
 - Gạch chân (Underline).
Câu 1. Em hãy sử dụng các phần tử tạo tiêu đề mục để tạo một trang web hiển thị các tiêu đề mục của nội dung bài học này.
Câu 2. Em hãy sử dụng các phần tử strong, em, mark để làm nổi bật các mục đã tạo ở Câu 1.
Gợi ý trả lời:
Câu 1.
Câu 2.
Em hãy kết hợp sử dụng các phần tử tạo tiêu đề mục từ h1 đến h6 với phần tử tạo đoạn văn bản p và phần tử tạo siêu liên kết a để soạn văn bản HTML có nội dung giới thiệu về trường em. Lưu văn bản và mở bằng trình duyệt web.
Gợi ý trả lời:
Câu 1. Trong các khai báo tạo siêu liên kết sau, khai báo nào đúng?
Câu 2. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai khi sử dụng các phần tử để định dạng văn bản trên trang web?
 a) Nội dung các tiêu đề mục tạo bởi các phần tử h1, h2, h3, h4, h5, h6 khi hiển thị trên màn hình trình duyệt web đều được in đậm.
 b) Nội dung của phần tử strong không thể chứa phần tử h1.
 c) Nội dung của phần tử mark khi hiển thị trên màn hình trình duyệt web được tô nền màu xanh.
 d) Đoạn văn bản tạo phần tử p được hiển thị trên một đoạn mới khi mở bằng trình duyệt web.
Gợi ý trả lời:
Câu 1. Các khai báo đúng là: A, B.
Câu 2.
 a) Đúng – Nội dung các tiêu đề mục tạo bởi các phần tử <h1>, <h2>, <h3>, <h4>, <h5>, <h6> khi hiển thị trên trình duyệt web đều được mặc định in đậm (bold).
 b) Đúng – Theo quy tắc của HTML, phần tử <h1> là một phần tử block-level (khối), trong khi <strong> là một phần tử inline (nội dòng). Theo chuẩn HTML, phần tử block-level không thể nằm trong phần tử inline, nên <strong> không thể chứa <h1>.
 c) Sai – Nội dung của phần tử <mark> mặc định được trình duyệt hiển thị với nền màu vàng chứ không phải màu xanh.
 d) Đúng – Khi sử dụng phần tử <p>, trình duyệt sẽ tự động hiển thị nội dung trong một đoạn mới với khoảng cách trên và dưới đoạn.

---The end!---

CÙNG CHUYÊN MỤC:
Chủ đề A
Chủ đề B
Chủ đề D
Chủ đề F
Chủ đề G
Chủ đề A (ICT)
Chủ đề E (ICT)
Chủ đề B (CS)
Chủ đề F (CS)
Chủ đề F (CS1)
Chủ đề F (CS1)

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook