Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KTGK I - NĂM HỌC: 2023-2024, MÔN TIN HỌC 11 (KNTT - ICT)

Đề cương ôn tập KTGK 1 - năm học 2022-2023, môn tin học 11 - kntt
 Đây là đề cương ôn tập kiểm tra giữa kỳ I - Năm học: 2023-2024, môn tin học 11 (KNTT - ICT). Phần trắc nghiệm các em vào làm Online và xem lại đáp án để tự ôn tập, phần thực hành thầy sẽ hướng dẫn trực tiếp trên phòng máy. Chúc các em ôn tập tốt!

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Từ bài 10 đến bài 20, mỗi bài 10 câu)
Trắc nghiệm: Bài 10-Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin
Trắc nghiệm: Bài 11-Cơ sở dữ liệu
Trắc nghiệm: Bài 12-Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu
Trắc nghiệm: Bài 13-Cơ sở dữ liệu quan hệ
Trắc nghiệm: Bài 14-SQL-Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc
Trắc nghiệm: Bài 15-Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu
Trắc nghiệm: Bài 16-Công việc quản trị cơ sở dữ liệu
Trắc nghiệm: Bài 17-Quản trị cơ sở dữ liệu trên máy tính
Trắc nghiệm: Bài 18-Thực hành xác định cấu trúc bảng và các trường khoá
Trắc nghiệm: Bài 19-Thực hành tạo lập cơ sở dữ liệu và các bảng
Trắc nghiệm: Bài 20-Thực hành tạo lập các bảng có khoá ngoài

B. PHẦN THỰC HÀNH (Sử dụng phần mềm HeidiSQL)
Nội dung thực hành:
 - Tạo lập cơ sở dữ liệu
 - Tạo lập cấu trúc bảng (2 bảng)
 - Tạo khoá chính, khoá ngoài cho các bảng
 - Lưu cấu trúc bảng
 - Nhập dữ liệu cho các bảng

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1

1. Tạo CSDL có tên là mymusic
2. Tạo cấu trúc của bảng nhacsi như sau: Nhacsi(idNhacsi, tenNhacsi)
 - Tạo khoá chính cho bảng nhacsi
 - Lưu lại cấu trúc của bảng nhacsi
 - Nhập dữ liệu cho bảng nhacsi như bên dưới:
3. Tạo cấu trúc của bảng bannhac như sau: bannhac(idBannhac, tenBannhac, idNhacsi)
 - Tạo khoá chính cho bảng bannhac
 - Tạo khoá ngoài cho bảng bannhac
 - Lưu lại cấu trúc của bảng bannhac
 - Nhập dữ liệu cho bảng bannhac như bên dưới:

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2

1. Tạo CSDL có tên là quanli_SV
2. Tạo cấu trúc của bảng lop như sau: lop(maLop, tenLop, GVCN)
 - Tạo khoá chính cho bảng lop
 - Lưu lại cấu trúc của bảng lop
 - Nhập dữ liệu cho bảng lop như bên dưới:
3. Tạo cấu trúc của bảng sinhvien như sau: sinhvien(maSV, hotenSV, Phai, Ngaysinh, Diachi, Dienthoai, maLop)
 - Tạo khoá chính cho bảng sinhvien
 - Tạo khoá ngoài cho bảng sinhvien
 - Lưu lại cấu trúc của bảng sinhvien
 - Nhập dữ liệu cho bảng sinhvien như bên dưới:

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3

1. Tạo CSDL có tên là QL_Banhang
2. Tạo cấu trúc bảng khachang như sau: khachhang(maKH, hotenKH, diachi, dienthoai)
 - Tạo khoá chính cho bảng khachhang
 - Lưu lại cấu trúc của bảng khachhang
 - Nhập dữ liệu cho bảng khachhang như bên dưới:
3. Tạo cấu trúc bảng hoadon như sau: hoadon(maHD, ngaylapHD, ngaynhanhang, maKH)
 - Tạo khoá chính cho bảng hoadon
 - Tạo khoá ngoài cho bảng hoadon
 - Lưu lại cấu trúc của bảng hoadon
 - Nhập dữ liệu cho bảng hoadon như bên dưới:

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4

1. Tạo cơ sở dữ liệu có tên là quanli_QH_TTP
2. Tạo cấu trúc bảng tinh_thanhpho như sau: tinh_thanhpho(matinh_thanhpho, tentinh_thanhpho)
 - Tạo khoá chính cho bảng tinh_thanhpho
 - Lưu lại cấu trúc của bảng tinh_thanhpho
 - Nhập dữ liệu dữ cho bảng tinh_thanhpho như bên dưới:
3. Tạo cấu trúc bảng quan_huyen như sau: quan_huyen(maquan_huyen, tenquan_huyen, matinh_thanhpho)
 - Tạo khoá chính cho bảng quan_huyen
 - Tạo khoá ngoài cho bảng quan_huyen
 - Lưu lại cấu trúc của bảng quan_huyen
 - Nhập dữ liệu cho bảng quan_huyen như bên dưới:

 CÙNG CHUYÊN MỤC:

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

ĐỀ KTTX 1, HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2023-2024, MÔN TIN HỌC 11, MÃ ĐỀ: 112 (KNTT - ICT)

Đề KTTX 1, học kỳ 1 - năm học 2023-2024, môn tin học 11, mã đề 112 - kntt
 Đây là đề kiểm tra thường xuyên 1, học kỳ I - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 112 (KNTT - ICT). Đề kiểm tra, nội dung có trong các bài 10, 11, 12, 13, 14, 15. Các em xem đề rồi nháy chuột vào nút Bắt đầu làm bài ở cuối đề để làm bài trắc nghiệm Online nhé. Chúc các em làm bài thật tốt!

Câu 1. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
 A. Bài toán quản lí là bài toán ít phổ biến trong thực tế. Cần phải tổ chức lưu trữ dữ liệu để phục vụ các yêu cầu quản lí đa dạng.
 B. Bài toán quản lí là bài toán phổ biến trong thực tế. Không cần phải tổ chức lưu trữ dữ liệu để phục vụ các yêu cầu quản lí đa dạng.
 C. Bài toán quản lí là bài toán ít phổ biến trong thực tế. Không cần phải tổ chức lưu trữ dữ liệu để phục vụ các yêu cầu quản lí đa dạng.
 D. Bài toán quản lí là bài toán phổ biến trong thực tế. Cần phải tổ chức lưu trữ dữ liệu để phục vụ các yêu cầu quản lí đa dạng.
Câu 2. Việc thêm, xoá và chỉnh sửa dữ liệu là những công việc thường được thực hiện với dữ liệu của tất cả các bài toán quản lí và chúng được gọi chung là:
 A. tạo lập dữ liệu.
 B. khai thác dữ liệu.
 C. thêm và xoá dữ liệu.
 D. cập nhật dữ liệu.
Câu 3. Cách làm nào sau đây gọi là thu thập dữ liệu tự động?
 A. Nhập dữ liệu vào máy tính từ bàn phím.
 B. Viết vào một quyển sổ.
 C. Quét mã vạch.
 D. Ghi dữ liệu ra giấy rồi nhập vào máy tính.
Câu 4. Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu sau:
 A. Quản lí là hoạt động ít phổ biến. Mục đích chính của quản lí là xử lí thông tin để đưa ra các quyết định. Vì vậy việc thu thập, lưu trữ dữ liệu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
 B. Quản lí là hoạt động rất phổ biến. Mục đích chính của quản lí là xử lí dữ liệu để đưa ra các quyết định. Vì vậy việc thu thập, lưu trữ dữ liệu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
 C. Quản lí là hoạt động ít phổ biến. Mục đích chính của quản lí là xử lí dữ liệu để đưa ra các quyết định. Vì vậy việc thu thập, lưu trữ dữ liệu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
 D. Quản lí là hoạt động rất phổ biến. Mục đích chính của quản lí là xử lí thông tin để đưa ra các quyết định. Vì vậy việc thu thập, lưu trữ dữ liệu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
Câu 5. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
 A. Khi lưu trữ dữ liệu trên máy tính, cần phải lưu trữ bảng điểm lớp học do bảng này chỉ là một khung nhìn tổng hợp từ dữ liệu cơ sở bằng cách ghép các bảng điểm môn học.
 B. Khi lưu trữ dữ liệu trên máy tính, không cần lưu trữ bảng điểm lớp học do bảng này chỉ là một khung nhìn tổng hợp từ dữ liệu cơ sở bằng cách ghép các bảng điểm môn học.
 C. Khi lưu trữ dữ liệu trên máy tính, cần phải lưu trữ bảng điểm lớp học do bảng này cần thiết cho giáo viên chủ nhiệm và học sinh của lớp.
 D. Khi lưu trữ dữ liệu trên giấy (phiếu điểm), không cần lưu trữ bảng điểm lớp học do bảng này chỉ là một khung nhìn tổng hợp từ dữ liệu cơ sở bằng cách ghép các bảng điểm môn học.
Câu 6. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
 A. Việc lưu trữ dữ liệu có thể tách rời với việc khai thác thông tin nhờ các phần mềm ứng dụng vì khai thác thông tin chính là mục đích của việc lưu trữ dữ liệu.
 B. Việc lưu trữ dữ liệu không tách rời với việc khai thác thông tin nhờ các phần mềm ứng dụng vì khai thác dữ liệu chính là mục đích của việc lưu trữ dữ liệu.
 C. Việc lưu trữ dữ liệu không tách rời với việc khai thác thông tin nhờ các phần mềm ứng dụng vì khai thác dữ liệu chính là mục đích của việc lưu trữ thông tin.
 D. Việc lưu trữ dữ liệu không tách rời với việc khai thác thông tin nhờ các phần mềm ứng dụng vì khai thác thông tin chính là mục đích của việc lưu trữ dữ liệu.
Câu 7. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
 A. Việc lưu trữ dữ liệu không tách rời với việc khai thác thông tin nhờ các phần mềm ứng dụng vì khai thác thông tin chính là mục đích của việc lưu trữ dữ liệu.
 B. Việc lưu trữ dữ liệu điểm các môn học trên máy tính đòi hỏi cần có những phần mềm hỗ trợ cập nhật thông tin điểm và khai thác thông tin từ những dữ liệu ấy.
 C. Việc lưu trữ dữ liệu điểm các môn học trên máy tính đòi hỏi cần có những phần mềm hỗ trợ cập nhật dữ liệu điểm và khai thác thông tin từ những dữ liệu ấy.
 D. Tình trạng phụ thuộc giữa chương trình và dữ liệu dẫn tới việc nếu thay đổi cách lưu trữ dữ liệu phải sửa đổi phần mềm làm cho việc thiết kế, bảo trì, phát triển phần mềm mất nhiều thời gian và công sức.
Câu 8. Một số thuộc tính cơ bản của CSDL bao gồm:
 A. tính cấu trúc; tính dư thừa; tính độc lập; tính toàn vẹn; tính nhất quán; tính bảo mật và an toàn.
 B. tính không dư thừa; tính độc lập; tính toàn vẹn; tính nhất quán; tính bảo mật và an toàn.
 C. tính cấu trúc; tính không dư thừa; tính độc lập; tính toàn vẹn; tính nhất quán; tính bảo mật và an toàn.
 D. tính cấu trúc; tính không dư thừa; tính độc lập; tính toàn phần; tính nhất quán; tính bảo mật và an toàn.
Câu 9. Chọn câu trả lời đúng nhất. Hãy cho biết những hệ QTCSDL được dùng phổ biến hiện nay?
 A. Oracle, MySQL, SQL Server, Python.
 B. Pascal, MySQL, SQL Server, DB2.
 C. Oracle, MySQL, SQL Server, DB2.
 D. Oracle, Corel, SQL Server, DB2.
Câu 10. Phần mềm ứng dụng CSDL là phần mềm được xây dựng tương tác với … nhằm mục đích hỗ trợ người dùng khai thác thông tin từ CSDL một cách thuận tiện theo các yêu cầu xác định. Hãy điền từ còn thiếu vào dấu 3 chấm.
 A. hệ CSDL
 B. CSDL
 C. hệ QTCSDL
 D. dữ liệu
Câu 11. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có 3 nhóm chức năng nào sau đây?
 A. Nhóm chức năng khai báo dữ liệu; Nhóm chức năng cập nhật và truy xuất dữ liệu; Nhóm chức năng bảo mật, an toàn CSDL.
 B. Nhóm chức năng định nghĩa dữ liệu; Nhóm chức năng chỉnh sửa và truy xuất dữ liệu; Nhóm chức năng bảo mật, an toàn CSDL.
 C. Nhóm chức năng định nghĩa dữ liệu; Nhóm chức năng cập nhật và truy xuất dữ liệu; Nhóm chức năng bảo trì, an toàn CSDL.
 D. Nhóm chức năng định nghĩa dữ liệu; Nhóm chức năng cập nhật và truy xuất dữ liệu; Nhóm chức năng bảo mật, an toàn CSDL.
Câu 12. CSDL quan hệ là CSDL lưu trữ dữ liệu dưới dạng các … có quan hệ với nhau. Hãy điền từ còn thiếu vào dấu ba chấm.
 A. hàng
 B. cột
 C. tên
 D. bảng
Câu 13. Hãy chỉ ra các cột của bảng Bản nhạc?
 A. Bảng Bản nhạc gồm có các cột: 001, 002, 003, 004, 005, 006
 B. Bảng Bản nhạc gồm có các cột: 1, 2, 3, 4, 1, 2
 C. Bảng Bản nhạc gồm có các cột: Mid, Aid, TenBN
 D. Bảng Bản nhạc gồm có các cột: 001, 1, Du kích sông Thao.
Câu 14. Quan sát bảng Ca sĩ và bảng Bản thu âm bên dưới và cho biết hai bảng dữ liệu đó quan hệ với nhau thông qua cột dữ liệu nào?
 A. Cột TenCS
 B. Cột Mid
 C. Cột TK
 D. Cột Sid
Câu 15. SQL có bao nhiêu thành phần?
 A. 2 thành phần.
 B. 3 thành phần.
 C. 4 thành phần.
 D. 5 thành phần.
Câu 16. Câu truy vấn CREATE TABLE có ý nghĩa gì?
 A. Khởi tạo CSDL.
 B. Khởi tạo bảng.
 C. Khai báo khoá chính.
 D. Khai báo khoá ngoài.
Câu 17. Nêu ý nghĩa của kiểu dữ liệu VARCHAR(n).
 A. Xâu kí tự có độ dài cố định n kí tự.
 B. Xâu kí tự có độ dài thay đổi, không vượt quá n kí tự.
 C. Kiểu lôgic.
 D. Số nguyên.
Câu 18. Khi hệ thống cấp điện bị quá tải do nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến. Giải pháp là gì?
 A. Xây dựng hệ thống cấp điện đủ công suất.
 B. Dùng bộ lưu điện để cấp điện ngay cho hệ thống máy tính quản trị CSDL khi mất điện đột ngột.
 C. Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp điện, đặc biệt trong những thời gian nhu cầu sử dụng điện giảm.
 D. Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp điện, đặc biệt trong những thời gian nhu cầu sử dụng điện tăng vọt.
Câu 19. Chọn câu trả lời đúng nhất. Có ba dạng sự cố về nguồn điện, đó là những dạng nào?
 A. Hệ thộng cấp điện không đủ công suất; Hệ thống cấp điện bị quá tải do nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến; Hệ thống cấp điện thừa đột ngột vì những lí do khác.
 B. Hệ thộng cấp điện không đủ công suất; Hệ thống cấp điện bị giảm do nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến; Hệ thống cấp điện ngừng đột ngột vì những lí do khác.
 C. Hệ thộng cấp điện không đủ công suất; Hệ thống cấp điện bị quá tải do nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến; Hệ thống cấp điện ngừng đột ngột vì những lí do khác.
 D. Hệ thộng cấp điện thừa công suất; Hệ thống cấp điện bị quá tải do nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến; Hệ thống cấp điện ngừng đột ngột vì những lí do khác.
Câu 20. Nêu giải pháp cho sự cố “Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì quá tuổi thọ”?
 A. Sao lưu dữ liệu định kì.
 B. Quản lí thời gian sử dụng của thiết bị lưu trữ, thay thế trước khi thiết bị đến giai đoạn thường bị hư hỏng.
 C. Phục hồi dữ liệu định kì.
 D. Mua thiết bị dự phòng, khi xảy ra hư hỏng sẽ thay thế.

 CÙNG CHUYÊN MỤC:

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

ĐỀ KTTX 1, HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2023-2024, MÔN TIN HỌC 11, MÃ ĐỀ: 111 (KNTT - ICT)

Đề KTTX 1, học kỳ 1 - năm học 2023-2024, môn tin học 11, mã đề 111 - kntt
 Đây là đề kiểm tra thường xuyên 1, học kỳ I - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 111 (KNTT - ICT). Đề kiểm tra, nội dung có trong các bài 10, 11, 12, 13, 14, 15. Các em xem đề rồi nháy chuột vào nút Bắt đầu làm bài ở cuối đề để làm bài trắc nghiệm Online nhé. Chúc các em làm bài thật tốt!

Câu 1. Việc ghi điểm và sổ điểm được thực hiện thường xuyên, mỗi khi có ĐĐG thường xuyên, giữa kì hay cuối kì. Việc ghi chép này gọi là:
 A. lưu điểm.
 B. lưu vào sổ điểm.
 C. lưu trữ dữ liệu điểm.
 D. ghi chép dữ liệu điểm.
Câu 2. Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu sau:
 A. Dữ liệu lưu trữ có thể được cập nhật thường xuyên, được truy xuất theo nhiều tiêu chí khác nhau để thu được các thông tin hữu ích.
 B. Dữ liệu lưu trữ có thể được cập nhật thường xuyên, được truy xuất theo tiêu chí khác nhau để thu được các thông tin hữu ích.
 C. Dữ liệu lưu trữ có thể được cập nhật không thường xuyên, được truy xuất theo nhiều tiêu chí khác nhau để thu được các thông tin hữu ích.
 D. Dữ liệu lưu trữ có thể được cập nhật không thường xuyên, được truy xuất theo tiêu chí khác nhau để thu được các thông tin hữu ích.
Câu 3. Công việc lập bảng phân loại kết quả học tập như Bảng 10.3, đòi hỏi phải phân tích, thống kê, tính toán từ dữ liệu đã có để được thông tin cần thiết. Những công việc kiểu như vậy được gọi là:
 A. cập nhật thông tin từ dữ liệu đã có.
 B. khai thác thông tin từ dữ liệu đã có.
 C. tìm kiếm thông tin từ dữ liệu đã có.
 D. tổng hợp thông tin từ dữ liệu đã có.
Câu 4. Việc tìm kiếm, sắp xếp hay lọc ra các dữ liệu theo những tiêu chí nào đó từ dữ liệu đã có thường được gọi là:
 A. cập nhật dữ liệu.
 B. lưu dữ liệu.
 C. truy xuất dữ liệu.
 D. sắp xếp dữ liệu.
Câu 5. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
 A. Khi dữ liệu được lưu trữ trên máy tính, việc lập bảng điểm lớp học từ dữ liệu cơ sở (các bảng điểm môn học) không thể thực hiện được.
 B. Khi dữ liệu được lưu trữ trên giấy (phiếu điểm), việc lập bảng điểm lớp học từ dữ liệu cơ sở (các bảng điểm môn học) có thể được thực hiện một cách dễ dàng.
 C. Khi dữ liệu được lưu trữ trên máy tính, việc lập bảng điểm lớp học từ dữ liệu cơ sở (các bảng điểm môn học) có thể được thực hiện một cách dễ dàng.
 D. Khi dữ liệu được lưu trữ trên máy tính, việc lập bảng điểm lớp học từ dữ liệu cơ sở (các bảng điểm môn học) khó có thể thực hiện được.
Câu 6. Khi lưu trữ dữ liệu trên máy tính, cần phải tổ chức việc lưu trữ sao cho có thể hạn chế:
 A. trùng lặp làm dư thừa dữ liệu, khắc phục những lỗi không nhất quán về dữ liệu.
 B. trùng lặp làm thiếu dữ liệu, khắc phục những lỗi không nhất quán về dữ liệu.
 C. trùng lặp làm dư thừa dữ liệu, khắc phục những lỗi không nhất quán về thông tin.
 D. trùng lặp làm dư thừa thông tin, khắc phục những lỗi không nhất quán về dữ liệu.
Câu 7. Việc lưu trữ dữ liệu điểm các môn học trên máy tính đòi hỏi cần có những phần mềm hỗ trợ … từ những dữ liệu ấy. Hãy điền vào dấu 3 chấm những từ còn thiếu.
 A. cập nhật dữ liệu điểm và khai thác thông tin
 B. cập nhật điểm số và khai thác thông tin
 C. cập nhật thông tin điểm và khai thác dữ liệu
 D. khai thác dữ liệu điểm và cập nhật thông tin
Câu 8. Khái niệm về cơ sở dữ liệu nào sau đây là đúng?
 A. Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các thông tin có liên quan với nhau, được lưu trữ một cách có tổ chức trên hệ thống máy tính.
 B. Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu không liên quan với nhau, được lưu trữ một cách có tổ chức trên hệ thống máy tính.
 C. Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, được lưu trữ một cách có tổ chức trên hệ thống máy tính.
 D. Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, được lưu trữ trên một hệ thống máy tính có tổ chức.
Câu 9. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có bao nhiêu nhóm chức năng?
 A. 2 nhóm chức năng.
 B. 3 nhóm chức năng.
 C. 4 nhóm chức năng.
 D. 5 nhóm chức năng.
Câu 10. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
 A. Hệ QTCSDL là phần mềm cung cấp phương thức để lưu trữ, cập nhật và truy xuất dữ liệu của CSDL, bảo mật và an toàn thông tin.
 B. Hệ QTCSDL cung cấp các phương tiện thực hiện sao lưu dự phòng (backup) để đề phòng các sự cố gây mất dữ liệu và khôi phục dữ liệu khi cần thiết.
 C. Hệ QTCSDL là phần mềm cung cấp phương thức để lưu trữ, cập nhật và truy xuất dữ liệu của CSDL, bảo mật và an toàn dữ liệu.
 D. Hệ QTCSDl cũng cung cấp giao diện lập trình ứng dụng cho các nhà phát triển và người dùng.
Câu 11. Một hệ thống gồm ba thành phần: CSDL, hệ QTCSDL và các phần mềm ứng dụng CSDL được gọi là:
 A. một hệ CSDL.
 B. một hệ QTCSDL.
 C. một CSDL.
 D. một nhóm các phần mềm.
Câu 12. Quan sát bảng Nhạc sĩ và bảng Bản nhạc bên dưới và cho biết hai bảng dữ liệu đó quan hệ với nhau thông qua cột dữ liệu nào?
 A. Cột TenNS
 B. Cột Mid
 C. Cột Aid
 D. Cột TenBN
Câu 13. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây.
 A. Về mặt cấu trúc, CSDL quan hệ tổ chức lưu trữ dữ liệu dưới dạng các bảng gồm các hàng và cột.
 B. Về mặt cấu trúc, CSDL quan hệ tổ chức lưu trữ dữ liệu dưới dạng các bảng gồm các hàng và bản ghi.
 C. Mỗi hàng của bảng được gọi là một bản ghi (record).
 D. Mỗi cột của bảng được gọi là trường (field).
Câu 14. Quan sát hình bên dưới và cho biết nhạc sĩ sáng tác bản nhạc “Trường ca sông Lô” là nhạc sĩ nào?
 A. Nhạc sĩ sáng tác bản nhạc "Trường ca sông Lô" là nhạc sĩ Đỗ Nhuận
 B. Nhạc sĩ sáng tác bản nhạc "Trường ca sông Lô" là nhạc sĩ Văn Cao
 C. Nhạc sĩ sáng tác bản nhạc "Trường ca sông Lô" là nhạc sĩ Hoàng Việt
 D. Nhạc sĩ sáng tác bản nhạc "Trường ca sông Lô" là nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ
Câu 15. SQL được xây dựng từ những năm nào?
 A. SQL được xây dựng từ những năm 1960.
 B. SQL được xây dựng từ những năm 1970.
 C. SQL được xây dựng từ những năm 1980.
 D. SQL được xây dựng từ những năm 1990.
Câu 16. Thành phần DML (Data Munipulation Languege – ngôn ngữ thao tác dữ liệu) của SQL cung cấp các câu truy vấn:
 A. khởi tạo dữ liệu.
 B. kiểm soát quyền người dùng đối với CSDL.
 C. cập nhật và truy xuất dữ liệu.
 D. thiết lập các khoá.
Câu 17. Thành phần DDL (Data Definition Language – ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu) của SQL cung cấp các câu truy vấn:
 A. cập nhật và truy xuất dữ liệu.
 B. kiểm soát quyền người dùng đối với CSDL.
 C. khai thác dữ liệu.
 D. khởi tạo CSDL, khởi tạo bảng, thiết lập các khoá.
Câu 18. Nêu tóm tắt quyền của tài khoản admin.
 A. Có quyền thêm vào CSDL nhưng không có quyền xoá, sửa.
 B. Chỉ có quyền tìm kiếm, xem, không có quyền cập nhật.
 C. Có toàn quyền đối với các bảng trong CSDL.
 D. Có quyền xoá, sửa dữ liệu trong bảng nhưng không có quyền thay đổi cấu trúc bảng, không có quyền xoá bảng.
Câu 19. Chọn câu trả lời đúng nhất. Sự cố hư hỏng thiết bị lưu trữ có hai dạng thường gặp đó là:
 A. Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì quá tuổi thọ; Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì lí do không sử dụng.
 B. Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì quá tuổi thọ; Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì các lí do khác.
 C. Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì ít sử dụng; Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì các lí do khác.
 D. Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì ít sử dụng; Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì sử dụng quá nhiều.
Câu 20. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
 A. Các hệ QTCSDL hầu hết không hỗ trợ chức năng sao lưu định kì và phục hồi dữ liệu từ bản sao lưu gần nhất.
 B. Để đảm bảo an toàn dữ liệu cần xây dựng chính sách an toàn dữ liệu cùng kế hoạch xử lí các sự cố có thể xảy ra và giải pháp hạn chế, khắc phục.
 C. Chính sách an toàn dữ liệu cũng phải bao gồm những quy định về ý thức, trách nhiệm đối với người dùng và người vận hành hệ thống.
 D. Các hệ QTCSDL đều hỗ trợ chức năng sao lưu định kì và phục hồi dữ liệu từ bản sao lưu gần nhất.

 CÙNG CHUYÊN MỤC:

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

ĐỀ KTTX 1, HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2023-2024, MÔN TIN HỌC 10, MÃ ĐỀ 102 (KNTT)

Đề KTTX 1, học kỳ 1 - năm học 2023-2024, môn tin học 10, mã đề 102 - kntt
 Đây là đề kiểm tra thường xuyên 1, học kỳ I - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 10, Mã đề: 102 (Sách kết nối tri thức). Nội dung đề kiểm tra nằm trong các bài 1, 2, 7, 8, 9, 10. Các em xem đề rồi nháy chuột vào nút Bắt đầu làm bài ở cuối đề để làm bài trắc nghiệm Online nhé. Chúc các em làm bài thật tốt!

Câu 1: Một thẻ nhớ 5 MB lưu trữ được tất cả bao nhiêu ảnh 512 KB?
 A. 10 ảnh.
 B. 20 ảnh.
 C. 30 ảnh.
 D. 40 ảnh.
Câu 2: Các thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị số?
 A. Laptop.
 B. Đồng hồ cơ.
 C. Điện thoại thông minh.
 D. Bộ thu phát wifi.
Câu 3: Các thiết bị sau đây, thiết bị nào là thiết bị số?
 A. Đĩa CD.
 B. Đĩa DVD.
 C. Thẻ nhớ.
 D. Đồng hồ cơ.
Câu 4: Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị thông minh?
 A. Điện thoại thông minh.
 B. Camera kết nối internet.
 C. Đồng hồ vạn niên.
 D. Máy tính bảng.
Câu 5: IoT là từ viết tắt của
 A. Internet out Things.
 B. Internet of Things.
 C. Internet out Teacher.
 D. Internet of Teacher.
Câu 6: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ra đời vào cuối những năm nào của thế kỉ XX?
 A. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX.
 B. Cuối những năm 60 của thế kỉ XX.
 C. Cuối những năm 70 của thế kỉ XX.
 D. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX.
Câu 7: Các thiết bị sau đây thiết bị nào không phải là thiết bị thông minh?
 A. Máy tính bảng.
 B. Đồng hồ vạn niên.
 C. Máy tính xách tay.
 D. Đồng hồ kết nối với điện thoại.
Câu 8: Khi dùng điện thoại thông minh chụp ảnh, các file ảnh này có chuyển đến một điện thoại thông minh khác được không?
 A. Chuyển được khi điện thoại mất kết nối.
 B. Không chuyển được.
 C. Chuyển được khi điện thoại có kết nối.
 D. Chuyển được mọi lúc.
Câu 9: Điện thoại thông minh có thể nhắn tin bằng giọng nói được không?
 A. Được mọi lúc.
 B. Không được.
 C. Được khi có sóng.
 D. Được khi mất sóng.
Câu 10: Máy tính trong mạng Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào?
 A. Do dùng chung bộ giao thức TCP/IP.
 B. Do dùng chung một ngôn ngữ tiếng Anh.
 C. Do dùng chung một ngôn ngữ tiếng Việt.
 D. Do dùng chung một loại ngôn ngữ là siêu văn bản.
Câu 11: Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?
 A. Mỗi máy tính trong Internet đều có chung địa chỉ IP.
 B. Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.
 C. Internet là mạng có hàng triệu máy chủ.
 D. Ai cũng có thể là chủ sở hữu của Internet.
Câu 12: Ai là chủ sở hữu của mạng toàn cầu Internet?
 A. Công ty Microsoft.
 B. Công ty Intel.
 C. Không có ai là chủ sở hữu của mạng toàn cầu Internet.
 D. Công ty IBM.
Câu 13: Tình huống nào sau đây không làm lộ mật khẩu tài khoản?
 A. Máy tính bị nhiễm virus do tải các phần mềm độc hại.
 B. Giữ bí mật thông tin cá nhân.
 C. Bị đánh cắp tài khoản facebook, zalo, youtube.
 D. Truy cập vào trang web hoặc đường link độc hại.
Câu 14: Chương trình nào sau đây không phải là chương trình diệt virus?
 A. Kaspersky.
 B. Norton AntiVirus.
 C. Winrar.
 D. BKAV.
Câu 15: Biện pháp nào sau đây dùng để bảo vệ thông tin cá nhân?
 A. Không ghi chép thông tin cá nhân ở những nơi mà người khác có thể đọc.
 B. Sử dụng mạng wifi công cộng.
 C. Để cho máy tính nhiễm phần mềm gián điệp.
 D. Đưa thông tin cá nhân lên mạng xã hội.
Câu 16: Phần mềm độc hại là
 A. phần mềm tạo thuận tiện cho người dùng.
 B. là phần mềm Microsoft Excel.
 C. là phần mềm gián điệp.
 D. là phần mềm Photoshop.
Câu 17: Máy tìm kiếm trên internet dùng với mục đích gì?
 A. Tìm kiếm thông tin trên internet
 B. Đọc thư điện tử
 C. Truy cập vào máy chủ
 D. Truy cập vào một website
Câu 18: Trong phần mềm dịch đa ngữ của Google Translate, có bao nhiêu cách nhập văn bản để dịch?
 A. 3
 B. 2
 C. 1
 D. 4
Câu 19: Học qua mạng internet là ứng dụng của tin học trong lĩnh vựa nào sau đây?
 A. Giáo dục
 B. Giải trí
 C. Trí tuệ nhân tạo
 D. Truyền thông
Câu 20: Để xem được một bài giảng trên trang https://igiaoduc.vn ta phải thực hiện bao nhiêu bước?
 A. 3
 B. 2
 C. 4
 D. 5

 CÙNG CHUYÊN MỤC:

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

ĐỀ KTTX 1, HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2023-2024, MÔN TIN HỌC 10, MÃ ĐỀ 101 (KNTT)

Đề KTTX 1, học kỳ 1 - năm học 2023-2024, môn tin học 10, mã đề 101 - kntt
 Đây là đề kiểm tra thường xuyên 1, học kỳ I - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 10, Mã đề: 101 (Sách kết nối tri thức). Nội dung đề kiểm tra nằm trong các bài 1, 2, 7, 8, 9, 10. Các em xem đề rồi nháy chuột vào nút Bắt đầu làm bài ở cuối đề để làm bài trắc nghiệm Online nhé. Chúc các em làm bài thật tốt!

Câu 1: Một bit được biểu diễn như thế nào?
 A. Một chữ số bất kì.
 B. Một chữ cái bất kì.
 C. Kí hiệu 0 hoặc 1.
 D. Một kí hiệu đặc biệt.
Câu 2: Đơn vị đo lượng thông tin nhỏ nhất là gì?
 A. Byte.
 B. KiloByte.
 C. Bit.
 D. MegaByte.
Câu 3: Thông tin nào sau đây được áp dụng dừng xe khi tham gia giao thông?
 A. Kính chiếu hậu xe gắn máy.
 B. Đèn đỏ tại ngã tư.
 C. Đèn xi nhan xe gắn máy.
 D. Đèn xanh tại ngã tư.
Câu 4: Thiết bị nào sau đây là thiết bị thông minh?
 A. Quạt điện cơ.
 B. Máy tính xách tay.
 C. Máy ảnh số.
 D. Đồng hồ cơ.
Câu 5: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra vào lúc nào?
 A. Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
 B. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
 C. Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.
 D. Đầu thế kỉ XXI.
Câu 6: Thiết bị thông minh đóng vai trò chủ chốt trong các hệ thống
 A. IoT.
 B. WWW.
 C. TCP/IP.
 D. IoF.
Câu 7: Kết nối nào không phải là kết nối phổ biến trên các PDA hiện nay?
 A. Wifi
 B. Bluetooth
 C. Hồng ngoại
 D. USB
Câu 8: Để lưu trữ file ảnh lên dịch vụ lưu trữ đám mây, điện thoại thông minh có thực hiện được không?
 A. Thực hiện được mọi lúc.
 B. Không thực hiện được.
 C. Chỉ thực hiện được khi điện thoại có kết nối với Internet.
 D. Chỉ thực hiện được khi điện thoại mất sóng.
Câu 9: Laptop và điện thoại thông minh có thể trao đổi dữ liệu với nhau được không?
 A. Trao đổi được mọi lúc.
 B. Không trao đổi được.
 C. Chỉ trao đổi được khi điện thoại và laptop có kết nối với nhau.
 D. Chỉ trao đổi được khi điện thoại mất kết nối.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
 A. Mạng LAN là mạng toàn cầu.
 B. Mạng LAN là mạng cục bộ.
 C. Mạng LAN là mạng Internet.
 D. Mạng LAN là mạng diện rộng.
Câu 11: Các thiết bị sau đây, thiết bị nào không phải là thiết bị mạng?
 A. Vỉ mạng.
 B. Hub.
 C. Webcam.
 D. Dây mạng
Câu 12: Phát biểu nào sau đây về Internet là chính xác nhất?
 A. Là mạng máy tính có hàng triệu máy tính kết nối với nhau.
 B. Là mạng máy tính khổng lồ.
 C. Là mạng máy tính toàn cầu sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.
 D. Là mạng có hàng triệu máy chủ.
Câu 13: Để tự bảo vệ mình trên mạng, ta cần:
 A. Truy cập vào các trang web độc hại.
 B. Chỉ truy cập các trang web tin cậy.
 C. Kết bạn với những người không quen biết.
 D. Để lộ thông tin cá nhân.
Câu 14: Phần mềm nào sau đây không phải là phần mềm độc hại?
 A. Microsoft Word.
 B. Virus.
 C. Worm.
 D. Trojan.
Câu 15: Chương trình nào sau đây là chương trình diệt virus?
 A. Pascal.
 B. BKAV.
 C. Python.
 D. Corel.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai?
 A. Virus và worm là phần mềm độc hại.
 B. Virus là phần mềm có lợi cho người dùng.
 C. Trojan là phần mềm nội gián.
 D. Phần mềm độc hại là phần mềm bất lợi cho người dùng.
Câu 17: Khi ta truy cập vào một website, trang hiển thị đầu tiên gọi là trang gì?
 A. Trang chủ
 B. Trang liên kết
 C. Trang google
 D. Trang yahoo
Câu 18: Địa chỉ https://www.edu.net.vn, từ vn có nghĩa là gì?
 A. Ký hiệu tên nước Việt Nam
 B. Là một ký hiệu
 C. Là từ viết tắt tiếng anh
 D. Không có ý nghĩa gì cả
Câu 19: Quan sát khung hình bên dưới và cho biết phần mềm đang dịch từ ngôn ngữ nào sang ngôn ngữ nào?
 A. Tiếng Việt sang tiếng Anh
 B. Tiếng Anh sang tiếng Việt
 C. Tiếng Việt sang tiếng Trung
 D. Tiếng Anh sang tiếng Trung
Câu 20: Có bao nhiêu bước để có thể dịch một câu từ Tiếng Việt sang một ngôn ngữ khác bằng trang web có địa chỉ https://translate.google.com
 A. 4  B. 3  C. 2  D. 5

 CÙNG CHUYÊN MỤC:

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

KIỂM TRA TIN HỌC 11 - SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

Kiểm tra tin học 11 - kntt
- Đề cương ôn tập, đề kiểm tra tin học 11, soạn theo sách Kết nối tri thức.
- Nội dung theo từng năm học:
CÙNG CHUYÊN MỤC:

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10 - SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12 - SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

KIỂM TRA TIN HỌC 10 - NĂM HỌC 2023-2024 (KNTT - ICT)

Kiểm tra tin học 10, năm học 2023-2024 - kntt
 Đây là đề cương ôn tập và các đề kiểm tra tin học 10 soạn theo sách kết nối tri thức. Các em nháy chuột vào các đề kiểm tra đúng theo yêu cầu để làm bài nhé. Chúc các em làm bài thật tốt!
CÙNG CHUYÊN MỤC:

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10 - SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12 - SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

BÀI 20 - THỰC HÀNH TẠO LẬP CÁC BẢNG CÓ KHÓA NGOÀI (KNTT - ICT)

Bài 20 - Thực hành tạo lập các bảng có khoá ngoài (kntt - ict)  Đây là bài soạn lý thuyết tin học 11 - sách Kết nối tri thức. Bài học này thuộc định hướng Tin học ứng dụng (ict). Quý Thầy Cô và các em học sinh truy cập để làm tài liệu tham khảo nhé. Chúc Thầy Cô dạy tốt, chúc các em học sinh học giỏi.


Nhiệm vụ. Tạo lập bảng bannhac với cấu trúc:

Hướng dẫn:

1. KHAI BÁO BẢNG BANNHAC VỚI CÁC TRƯỜNG IDBANNHAC, TENBANNHAC

 Chọn thẻ Tạo mới, chọn Bảng. Nhập tên: bannhac, chọn Thêm mới để thêm trường dữ liệu, một trường với tên mặc định Column1 sẽ xuất hiện phía dưới.
 Nhập tên: idBannhac, chọn kiểu dữ liệu INT, bỏ đánh dấu ô Allow NULL, nháy chuột vào ô No default để chọn giá trị mặc định là AUTO_INCREMENT.
 Để khai báo thêm trường tiếp theo, nhấn Ctrl+Insert hoặc nháy nút phải chuột vào phần dưới dòng idBannhac và chọn Add column.
 Nhập: tenBannhac, chọn kiểu VARCHAR, độ dài 255, giá trị mặc định là kí tự rỗng “.

2. KHAI BÁO CÁC TRƯỜNG LÀ KHÓA NGOÀI

 Các trường là khóa ngoài của bảng là các trường tham chiếu đến một trường khóa chính (k) của một bảng khác vì vậy cần được khai báo giá trị mặc định phù hợp với giá trị tương ứng của k.
Ví dụ, bảng bannhac, trường idNhacsi tham chiếu đến trường idNhacsi (kiểu INT) của bảng nhacsi nên giá trị của trường này cũng là INT và giá trị mặc định là một số nguyên, chẳng hạn là 0.

3. KHAI BÁO CÁC TRƯỜNG KHÓA

 a) Khai báo khóa chính: idBannhac

 Nháy nút phải chuột vào ô idBannhac, chọn Create new index, chọn PRIMARY.

 b) Khai báo khóa chống trùng lặp

 Cặp (tenBannhac, idNhacsi) không được trùng lặp giá trị nên phải khai báo khóa cấm trùng lặp. Đánh dấu hai trường này, nháy nút phải chuột vào vùng đánh dấu và chọn Create new index, chọn UNIQUE.

 c) Khai báo các khóa ngoài

 Để khai báo khóa ngoài idNhacsi, chọn thẻ Foreign Key, nháy vào Thêm mới.
 Nháy chuột vào ô dưới dòng Columns và chọn trường khóa ngoài là idNhacsi rồi chọn OK.
 Nháy chuột vào ô phía dưới Refenrence table để chọn bảng tham chiếu là nhacsi.
 Tiếp theo chọn trường tham chiếu trong bảng nhacsi.
 Cuối cùng nháy chuột chọn Lưu để kết thúc khai báo và khởi tạo bảng bannhac.

“Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” - Thomas Edison

--- The end! ---
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook